Danh sách câu hỏi
Có 3,060 câu hỏi trên 62 trang
Đọc văn bản:
Một hôm, chủ nhà bảo anh đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường.
Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Thằng này ngốc thật, hai bên đường thiếu gì ao hồ. Khát nước thì xuống đó mà uống, tìm vào quán xá cho nó phiền phức.
- Thưa ông, độ này trời đang cạn, ao hồ ruộng nương cạn khô hết cả.
- Thế thì tao cho mày mượn cái này!
Nói rồi đưa cho anh đầy tớ cái khố tải. Người này chưa hiểu ra sao, thì chủ nhà đã giải thích luôn cho biết ý tứ:
- Vận vào người, khi khát vặn ra mà uống.
Người đầy tớ liền thưa:
- Dạ, trời nóng thế này vận khố tải ngốt lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy.
- Để mày làm gì chứ?
- Dạ, vắt cổ chày ra nước ạ!
Thực hiện các yêu cầu sau:
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?