Danh sách câu hỏi

Có 3,023 câu hỏi trên 61 trang
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: CHÚ RÙA HỌC BAY Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. Cố lên nào 1, 2, 3! Cố lên! Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi: - Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: - Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ. Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa: - Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. Rùa nhăn mặt trả lời: - Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: - Nhưng mà anh đâu có cánh! Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! Chim Sẻ lại nói: - Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây! Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được. Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: - Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm. Rùa liền hét to: - Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với! Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa: - Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được! Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin: - Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi. Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. - Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé! Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên: - A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì. - Cứu với! Ai cứu tôi với Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn. Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng.   Văn bản Chú rùa học bay được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok Hàng năm, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11/11) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc.              Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400.000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15/10 âm lịch, khi mặt trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Người ta cắm hai cây trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng […] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thu lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.  Trong Lễ hội Ok Om Bok, Hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22 đến 26 m, mỗi ghe có từ 50 - 60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo. Từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thủy. Ngày nay, nghi lễ hạ thủy không chỉ được thực hiện một lần vào dịp Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tùy theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và phát triển xã hội. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua nghe ngo được tổ chức trong 7 ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn [... ] Điểm nhấn của Lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ, 1.200m đối với nam diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11. Những năm gần đây, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp. (Theo Thạch Nhi) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?