Danh sách câu hỏi
Có 6,330 câu hỏi trên 127 trang
Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.
a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.
(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)
c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)
(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
a) lưới, nơm, câu
b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ
c) đá, đạp, giẫm, xéo
d) buồn vui, phấn khởi, sợ hãi
e) hiền lành, độc ác, cởi mở
g) bút máy, bút bi, phẩn, bút chì
Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau.
a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.
b) Con đường đến trường trở nên lạ.
c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.
d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.
e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.
g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.
h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò.
Hãy bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.
Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây
a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a) xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học)
a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Đoạn văn dưới đây được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo. Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.