Danh sách câu hỏi
Có 7,487 câu hỏi trên 150 trang
Em hãy phân tích văn bản truyện ngắn sau:
BỐ TÔI
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Bà ơi, con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt[...]
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
(Theo Bố tôi - Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Hội nhà văn, 1992)
Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1972- quê: Bình Thuận) là nhà văn đương đại với nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi hay, đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong và ngoài nước. Các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ như: Giăng giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, …
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ), phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ sau:
NHÀ EM Ở LƯNG ĐỒI
(Lê Tự Minh)
Nhà em ở lưng đồi
Nơi chim rừng thánh thót
Bầu trời xanh dịu ngọt
Gió tràn về mênh mang.
Nhà em giữa nắng vàng
Con suối tràn bờ đá
Hương rừng thơm mùa hạ
Đường chiều về quanh co.
Nhà em ở nơi đó
Theo cha bẫy gà rừng
Cùng lũ bạn tới trường
Tuổi thơ xanh vời vợi
Nhà em ở lưng đồi
Mẹ cười bên nương ngô
Mừng năm nay được mùa
Theo tiếng khèn xuống phố.
Nhà em ở nơi đó
Hoa nở trắng cánh rừng
Bầy ong theo mùi hương
Về bên kia khe núi...
Nhà của em nơi đó
Chập chờn những giấc mơ
Nơi dâng trào thương nhớ
Em về nơi lưng đồi...
(trích Trở về, Lê Tự Minh, NXB Thông tin và truyền thông, 2019, tr.12-13)
Chú thích:
-Tác giả: Nhà thơ Lê Tự Minh sinh năm 1959 tại Nghệ An, quê Thừa Thiên Huế. Từng sinh sống và học tập ở Liên bang Nga. Hiện ông sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Lê Tự Minh sáng tác thơ và dịch lời cho nhạc nước ngoài. Ông được biết đến không chỉ với những bài thơ giàu nhạc tính mà còn bởi những bài hát đậm chất thơ. Tác phẩm của ông là sự trang trải nỗi lòng, chứa đựng tình cảm đối với gia đình, bạn bè, đồng đội và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc Việt Nam và tình yêu nước Nga.
- Bài thơ Nhà em ở lưng đồi viết năm 1980, sau đó được nhạc sĩ Đức Trịnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ:
Mùa vải chín
Em về Hải Phòng mùa vải tháng 5
Tu hú xốn xang gọi bầy xây tổ
Nắng bồng bềnh gửi mây vào nỗi nhớ
Chùm vải vườn nhà ngẩn ngơ đỏ đuôi.
Lúa chín vàng, hương cau, hương ổi
Miền đất mỡ màu cây trái xum xuê
Dòng sông xanh nước chảy say mê
Chở nặng phù sa bốn mùa kết trái.
Vải tháng 5 anh vin, em hái
Nghĩa đượm tình quê thơm thảo mặn nồng
Vải: Bát Tràng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo...
Gom nắng, gom mưa vị ngọt thơm hồng.
Gió nồm nam thổi chiều thơ mộng
Canh cua cà muối mẹ chờ con
Rạ rơm quấn quýt hương đồng nội
Xoã... vào màu vải ánh trăng non!
(Dẫn theo Thơ trong mùa nắng, Nguyễn Thị Thuý Ngoan,
Báo Điện tử Hải Phòng, ngày 10/06/2023)
Chú thích: Nguyễn Thị Thuý Ngoan sinh năm 1951, quê ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thơ của bà dung dị, lắng sâu; thường sử dụng những chi tiết của đời sống thường nhật làm phát lộ những tứ thơ độc đáo, như quen như lạ, có sức cuốn hút mạnh mẽ.