Danh sách câu hỏi ( Có 1,978,316 câu hỏi trên 39,567 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. Nhà sư Trung Hoa tên là Pháp Hiển, tới Ấn Độ vào khoảng năm 400 và ghi lại: "Người dân sống rất hạnh phúc họ muốn đi đầu thì đi vì không bị lệ thuộc vào một lãnh chúa. Chỉ có những ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế. Nhà vua cai quản mà không cần chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác... Các quân lính và người hầu của nhà vua đều được trả công. Trên khắp đất nước, người dân không giết bất kì sinh vật sống nào, không uống rượu say... Tuy nhiên, trong xã hội có những người được gọi là chan-đa-la (chandalas) (không thể chạm vào), họ làm những công việc ô uế và sống tách biệt với phần đông dân số”. (Theo: Michael Wood, India - Basic Books, Niu Oóc, 2007, trang 156) Nhận định Đúng Sai a) Tư liệu trên phản ánh về tình hình Ấn Độ dưới thời Gúp-ta.     b) Theo tư liệu: người dân Ấn Độ phải chịu thuế rất nặng với tất cả các loại đất đai mà họ canh tác.     c) Việc các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ để học tập, thỉnh kinh,… là một trong những biểu hiện cho thấy: ngay từ rất sớm đã có sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.     d) Chế độ đẳng cấp tiếp tục tồn tại dưới thời Gúp-ta, thể hiện rõ sự khác biệt về vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.    

Xem chi tiết 6 lượt xem 1 ngày trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc thông tin/ tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai. Đọc đoạn thông tin sau đây: Thông tin. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của Cô-péc-ních bị Giáo hội cấm lưu truyền. Ga-li-lê vì công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi. Ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay". Nhận định Đúng Sai a) Học thuyết của Cô-péc-ních được Giáo hội ủng hộ và khuyến khích phổ biến rộng rãi.     b) Cô-péc-ních và Ga-li-lê đều nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh và Trái Đất.     c) Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ; góp phần làm thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất và Vũ Trụ.     d) Từ câu chuyện của Cô-péc-ních và Ga-li-lê, có thể rút ra bài học về sự kiên trì đấu tranh cho chân lý khoa học, bất chấp khó khăn và áp lực xã hội.    

Xem chi tiết 4 lượt xem 1 ngày trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Thuyền lênh đênh trên Thái Bình Dương ròng rã 3 tháng rưỡi dưới cái nóng của vùng xích đạo. Nhật kí thuỷ thủ đoàn đã mô tả: chúng tôi chỉ ăn bánh quy cũ đã bị biến thành bột, đầy cặn bẩn và bốc mùi hôi thối do lũ chuột làm rơi vãi khi gặm nhấm. Chúng tôi uống nước có màu vàng và hôi thối, ăn cả da bò lót thuyền bằng cách ngâm chúng xuống nước biển cho bớt mùi hôi, rồi nướng lên giống như ăn mùn cưa của gỗ. Đặc sản là những con chuột khoảng nửa lạng nhưng rồi cũng chẳng còn con chuột nào nữa”. (Pigafetta, Antonio, Henry Edwars John Stanley, Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới, The Hakluyt Society, London, 1874, trang 64) Nhận định Đúng Sai a) Tư liệu cung cấp nhiều thông tin cho thấy sự can đảm và mạo hiểm của những thủy thủ trên hành trình kiến địa lí.     b) Tư liệu trên đề cập đến cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô.     c) Cuộc phát kiến địa lí được đề cập đến trong tư liệu đã góp phần khẳng định Trái Đất có dạng hình cầu.     d) Với cuộc phát kiến địa lí được đề cập đến trong tư liệu, con người đã phát hiện ra một đại dương mới – Thái Bình Dương.    

Xem chi tiết 3 lượt xem 1 ngày trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp gồm công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung. Sự phân công lao động trong công trường thủ công đã đạt đến mức tỉ mỉ, ở đó mỗi người thợ chỉ làm một thao tác trong một dây chuyền mà thôi. Ví dụ trong xưởng làm kim, sợi dây thép phải qua tay 72, thậm chí 92 người thợ, mới có thể trở thành những cái kim.” (Nguyễn Gia Phu (cb), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 77) Nhận định Đúng Sai a) Theo đoạn tư liệu: để sản xuất một chiếc kim sẽ phải trải qua nhiều công đoạn.     b) Sự phân công lao động trong công trường thủ công giúp tăng năng suất lao động vì mỗi người chỉ chuyên làm một thao tác nhất định.     c) Sự xuất hiện của các công trường thủ công chính là một biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.     d) Giống với phường hội, công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực công nghiệp.    

Xem chi tiết 3 lượt xem 1 ngày trước