Danh sách câu hỏi ( Có 1,991,335 câu hỏi trên 39,827 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Rõ ràng, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta, về tính chất và mục đích chính trị vẫn là chiến tranh xâm lược nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, song cuộc chiến tranh đó từ chỗ dựa vào lực lượng ngụy quân, ngụy quyền là chủ yếu đã phát triển thành một cuộc chiến tranh dựa vào hai lực lượng chiến lược là quân đội viễn chinh Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền; từ chỗ trước kia đế quốc Mỹ hạn chế cuộc chiến tranh trong phạm vi miền Nam, ngày nay chúng vừa tập trung lực lượng chủ yếu trên chiến trường miền Nam, vừa mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc nước ta, tạo ra tình hình cả nước có chiến tranh với Mỹ, với mức độ khác nhau". (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (27-12-1965), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 26, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.599) a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961-1965). b) Để cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, Mỹ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất. c) Việc dựa vào hai lực lượng chiến lược là quân đội viễn chinh Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền; Mỹ đã giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy Việt Nam về thế phòng ngự, kết thúc chiến tranh. d) Chiến lược chiến tranh được nhắc đến trong đoạn tư liệu tuy có sự mở rộng hơn về quy mô và tính chất khốc liệt so với trước đó, nhưng không có sự thay đổi về bản chất và âm mưu chiến lược.

Xem chi tiết 39 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơnenơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tổ cộng, diệt cộng" bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà ..... Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà" (Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294) a) Những chính sách của Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm là một trong những nguyên nhân dẫn tới phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam. b) Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm là để thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước ở Việt Nam. c) Phong trào Đồng khởi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và Hiệp định Pari được kí kết (1973) là những thắng lợi mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. d) Đặc điểm lớn nhất và độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam (1954-1975) là dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng, nhân dân ở hai miền Nam - Bắc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau nhưng cùng chung mục đích cuối cùng.

Xem chi tiết 33 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho đoạn tư liệu sau: Tư liệu. “Thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 đã làm nhụt ý chí xâm lược của quân Mỹ và làm đảo lộn thế chiến lược của chúng trên chiến trường. Đêm 31 - 3 - 1968, Tổng thống Mỹ B. Johnson buộc phải đơn phương tuyên bố chấm dứt vai trò chiến đấu trực tiếp của quân đội Mỹ trên chiến trường miền Nam và trao trả trách nhiệm cho quân đội Sài Gòn, ngừng toàn bộ hành động không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và sẵn sàng cử đại diện đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. (Nguyễn Đình Luân, Bài học kết hợp "vừa đánh, vừa đàm” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 13/3/2023) a) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. b) Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. c) Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 làm đảo lộn thế chiến lược của Mỹ trên chiến trường, buộc Mỹ phải từ bỏ các mục tiêu chiến lược ở Việt Nam. d) Sau thất bại trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), Mỹ đã nhanh chóng rút toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Xem chi tiết 29 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơnenơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà,...       …Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”. (Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 294) a) Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), ở miền Nam Việt Nam, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm thực hiện âm mưu: chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. b) Chính sách đàn áp, khủng bố của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn trong những năm 1954 - 1959 đã khiến cho cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất. c) Từ thực tiễn đất nước và sự phá hoại của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu tiếp tục sử dụng hình thức đấu tranh hòa bình sẽ không thể thống nhất Tổ quốc. d) Hành động chống phá của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn là nguyên nhân duy nhất thúc đẩy sự bùng nổ của Phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam.

Xem chi tiết 157 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Cái mới và sáng tạo đặc biệt của chiến tranh cách mạng Việt Nam là sự phát triển ngày càng cao của sự kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, trong đó đấu tranh quân sự là đặc trưng cơ bản (…).         Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự kết hợp quân sự với chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa đã có hình thái phát triển khác với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, với kháng chiến chống Pháp là từ khởi nghĩa lên chiến tranh và trong chiến tranh vẫn có khởi nghĩa; từ đấu tranh chính trị lên kết hợp chính trị và quân sự song song, và càng về sau, nhất là vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, vai trò của đấu tranh quân sự được từng bước nâng lên và cuối cùng đã giữ vị trí chi phối và quyết định”. (Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị,Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975: Thắng lợi và bài học,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.262 - 263) a) Trong thời kì 1954 - 1975, Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các hình thức đấu tranh để đưa tới thắng lợi cuối cùng. b) Trong thời kì 1954 - 1975, đấu tranh chính trị giữ vai trò quyết định cho thắng lợi. c) “Chiến tranh cách mạng Việt Nam” không phải là một cuộc chiến tranh thông thường nó mang tính chất là “Chiến tranh nhân dân” - chiến tranh giải phóng và bảo vệ. d) Thắng lợi về quân sự đã chi phối, có tính chất quyết định, đánh dấu việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của Việt Nam.

Xem chi tiết 24 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Với hơn một triệu quân bao gồm quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, đế quốc Mỹ đã mở hai cuộc phản công chiến lược qua hai mùa khô nhằm mục tiêu chủ yếu tìm diệt quân chủ lực của ta, hòng đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đến giữa cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai do bị thua to trong Chiến dịch Gianxơn Xity và bị thất bại trên chiến trường Trị - Thiên, Mỹ đã phải chuyển sang thực hiện chiến lược hai gọng kìm nhằm “vừa tìm diệt, vừa bình định”, để đề phòng quân Bắc Việt đánh lớn ngay trong mùa mưa năm 1967. Thực tế cho thấy sự bị động phòng ngự về chiến lược và thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam”. (Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Trung ương cục, tháng 5 năm 1967, Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 28, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt. b) Mỹ đã huy động một lực lượng lớn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn để giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam. c) Việc Mỹ đưa quân viễn chinh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam đã mở ra thời kì “Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. d) Mặc dù đang ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến nhưng diễn biến chiến trường cho thấy sự bế tắc của quân đội Mỹ và tay sai.

Xem chi tiết 18 lượt xem 6 ngày trước