Danh sách câu hỏi ( Có 1,991,810 câu hỏi trên 39,837 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, thời kì 1945 - 1954, nhất là giai đoạn từ tháng 9 - 1945 đến cuối năm 1950 có vị trí đặc biệt và có nhiều đặc điểm. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thành lập, nhưng nền độc lập của Việt Nam chưa được thế giới công nhận. Việt Nam vẫn là nơi các thế lực đế quốc tranh giành ảnh hưởng, và dẫn đến kết cục là thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, buộc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải phát động một cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện". (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Tập 10 (từ năm 1945 đến năm 1950), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr. 19) a) Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. b) Mặc dù thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, nhưng thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu và hành động quay trở lại xâm lược. c) Trong giai đoạn 1945 - 1949, nhân dân Việt Nam tự lực chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược; chưa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của bất kì nước nào. d) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam chịu sự tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.

Xem chi tiết 18 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân Thủ đô trong 60 ngày đầu kháng chiến là một điển hình thành công của nghệ thuật đánh giặc trên mặt trận đô thị của nước ta, là một tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, về sức mạnh chiến tranh của nhân dân Việt Nam. Đây là một bước ngoặt mở đầu rất oanh liệt của cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội". (Nguyễn Đình Lễ - Bùi Thị Hà (chủ biên), Tìm hiểu Lịch Sử Việt Nam qua hỏi đáp, NXB Đại học Sư phạm, trang 41) a) Theo đoạn tư liệu, cuộc chiến đấu oanh liệt của quân dân Thủ đô 60 ngày đầu kháng chiến là một điển hình thành công của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. b) Cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô đã làm thất bại âm mưu mở rộng đánh chiếm miền Bắc của thực dân Pháp. c) Cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô đã tạo điều kiện thuận cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài, củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. d) Cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô cuối năm 1946 đầu 1947 đã tạo ra cục diện mới có lợi cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

Xem chi tiết 23 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Với chiến dịch Biên giới, quân ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, trong đó có 8 tiểu đoàn bị diệt gọn, giải phóng 5 thị xã, 12 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng của Tổ quốc trên một dải biên giới dài 750 km, gồm 35 vạn dân. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng. Đất nước ta được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa. ... Chiến dịch Biên giới là một chiến dịch tiến công có quy mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt hay và gọn theo phương thức “vận động chiến", đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta". (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, NXB Giảo dục, 2007, tr.82-83) a) Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là chiến dịch chủ động phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Thắng lợi của các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 cho thấy sự chuyển biến về thế và lực của cuộc kháng chiến. c) Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đã thực hiện được chủ trương “điều địch để đánh địch”, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. d) Mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Xem chi tiết 26 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho đoạn tư liệu sau đây Tư liệu. "Sự ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất của các nước XHCN cho cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương là một nhân tố tích cực. Song song với những nhân tố mới tích cực, việc Mỹ cấu kết với Pháp, tăng cường can thiệp vào Đông Dương [ ... ] cũng gây cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhiều phức tạp. Điều đó đỏi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới". a) Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954) ngay từ những ngày đầu. b) Từ những năm 50 của thế kỉ XX, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ngày càng chịu tác động lớn của cục diện hai cực, hai phe. c) Sự ủng hộ, giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp Đảng Cộng sản Đông Dương có thêm quyết tâm để phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. d) Việc đề ra chủ trương, đường lối phù hợp đã giúp Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì và củng cố thêm vai trò là Đảng cầm quyền - vốn đã được xác lập ngay từ khi Đảng mới ra đời.

Xem chi tiết 20 lượt xem 6 ngày trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Trận Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược vĩ đại và là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một chuyển biến lớn trong cục diện quân sự, chính trị lúc bấy giờ, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập lại hòa bình ở Đông Dương". (Hoàng Văn Thái, Bài học thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1969, tr. 36) a) Tư liệu trên đề cập đến chiến dịch phản công quân sự lớn nhất của lực lượng vũ trang Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. b) Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc đánh dấu sự kết thúc toàn thắng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. c) Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng về quân sự và chính trị; trong chiến dịch này, Việt Nam đã đập tan được cơ quan đầu não của thực dân Pháp. d) Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của nhân dân Việt Nam đã làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

Xem chi tiết 23 lượt xem 6 ngày trước