Danh sách câu hỏi ( Có 1,991,618 câu hỏi trên 39,833 trang )

Đọc thông tin sau: Thông tin.  Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 nêu: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước tính cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới... Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy; tổ chức tốt các ngày lễ lớn. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc... (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam số ra ngày Thứ hai, 21/10/2024) a) Em hãy chỉ rõ đoạn thông tin trên đây đề cập đến những chỉ tiêu nào trong phát triển kinh tế ở Việt Nam? Trình bày hiểu biết của mình về những chỉ tiêu đó. b) Em hãy cho biết tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem chi tiết 8 lượt xem 3 ngày trước

Thông tin: Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình của thế giới. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng / người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%.  Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng. Giảm cường độ phát thải cao từ sản xuất là then chốt để đạt được mục tiêu kép phát thải ròng bằng không và phát triển kinh tế cao vào năm 2050. a/ Từ thông tin trên, có ý kiến cho rằng Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? b/ Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem xét là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

Xem chi tiết 10 lượt xem 3 ngày trước

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: .... Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trước những thách thức lớn như suy thoái kinh tế toàn cầu, đại dịch Covid-19 hay gần đây nhất là bão lũ tại khu vực miền Bắc, doanh nghiệp Việt Nam đã chung tay hỗ trợ cộng đồng. Nếu như trước đây doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm lo chuyện "ăn no" cho người dân là chính thì ngày nay không chỉ lo chuyện "ăn ngon" cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm hàng hóa đi khắp thế giới. Bên cạnh đó, ngành lương thực, thực phẩm trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao và sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều cơ hội mới, đặc biệt là từ xu hướng tiêu dùng bền vững và nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn. Doanh nghiệp đang tích cực đầu tư vào công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín và phát triển các sản phẩm mang tính sáng tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. (Theo Báo Thanh niên, ngày 13/10/2024) Qua thông tin trên, anh/chị hãy cho biết các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã vận dụng những nội dung nào về tăng trưởng và phát triển kinh tế vào hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Xem chi tiết 10 lượt xem 3 ngày trước

 Đọc thông tin sau: Tăng trưởng GDP năm 2023 của cả nước đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế giới. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, công nghiệp tăng 3,02% và dịch vụ tăng 6,82%. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Về chỉ số phát triển con người, giá trị HDI của Việt Nam năm 2023 là 0,726. Trong bảng xếp hạng HDI mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 8 bậc và tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam năm 2023 là 0,375%. Tuy nhiên, theo báo cáo kinh tế OECD, việc Việt Nam tăng trưởng cao là do được hỗ trợ bởi việc tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch. Kết quả là phát thải các bon đang gia tăng nhanh chóng. Giảm cường độ phát thải cao từ sản xuất là then chốt để đạt được mục tiêu kép phát thải ròng bằng không và phát triển kinh tế cao vào năm 2050. a. Khi nhận xét đánh giá nội dung thông tin trên, có ý kiến cho rằng: Việt Nam có nền kinh tế phát triển bền vững. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? b. Hiện nay tiêu dùng năng lượng bền vững được xem là một giải pháp đối với vấn đề môi trường. Với tư cách là người tiêu dùng, em cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt giải pháp trên?

Xem chi tiết 11 lượt xem 3 ngày trước

Đọc thông tin sau: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 nêu: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước tính cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới... Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy; tổ chức tốt các ngày lễ lớn. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%, còn 1,93%; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc... (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam số ra ngày Thứ hai, 21/10/2024) a) Em hãy chỉ rõ đoạn thông tin trên đây đề cập đến những chỉ tiêu nào trong phát triển kinh tế ở Việt Nam? Trình bày hiểu biết của mình về những chỉ tiêu đó. b) Em hãy cho biết tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem chi tiết 12 lượt xem 3 ngày trước

Thông tin: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,29%, đóng góp 45,73%; khu vực dịch vụ tăng 7,06%, đóng góp 48,91%. Về cơ cấu nền kinh tế sáu tháng đầu năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,55%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,44%; khu vực dịch vụ chiếm 43,35%; (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2023 là 11,64%; 36,46%; 43,10%).Tình hình đời sống dân cư trong sáu tháng đầu năm nay được cải thiện hơn. Theo kết quả sơ bộ Khảo sát Mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng trong sáu tháng đầu năm nay ước đạt 5,3 triệu đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hỏi: Anh/chị hãy cho biết chỉ số GDP trong thông tin trên có nghĩa là gì? GDP theo cách tiếp cận chi tiêu được tính như thế nào? Từ đoạn thông tin trên, anh/chị có đánh giá như thế nào về tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta?

Xem chi tiết 8 lượt xem 3 ngày trước

 Đọc thông tin sau: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hướng tới phát triển bền vững. Năm 2023, mặc dù kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 4,24% trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển kinh tế bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững bao gồm tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, cùng với việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.  Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, như năng suất lao động thấp so với khu vực và sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Việc tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường sẽ là những yếu tố then chốt để Việt Nam đạt được sự phát triển kinh tế bền vững trong tương lai. Câu hỏi: anh/chị hãy giải thích luận điểm “tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển kinh tế bền vững” trong thông tin, từ đó phân biệt các nội dung tang trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững?

Xem chi tiết 9 lượt xem 3 ngày trước

 Cho thông tin sau:  Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022). Câu hỏi:  Mặc dù GDP bình quân đầu người năm 2023 đã tăng thêm 160 USD so với năm 2022, bạn có nghĩ rằng tăng trưởng kinh tế này đủ để đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện? a) Theo bạn, những yếu tố nào cần được xem xét để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng hơn trong xã hội? b) Hãy trình bày các biện pháp bạn cho là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Xem chi tiết 14 lượt xem 3 ngày trước