Danh sách câu hỏi ( Có 1,991,618 câu hỏi trên 39,833 trang )

 Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: ….Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận hay kiếm tiền, làm giàu, thế hệ doanh nhân hiện nay quan tâm nhiều hơn đến mô hình kinh doanh, các bên liên quan, các vấn đề về môi trường và họ đóng vai trò là những người kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội. Họ không chỉ làm kinh doanh mà còn có trách nhiệm tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống, thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.         Các nữ doanh nhân đã nhận sự công nhận và tôn trọng của xã hội. Điều này không chỉ giúp thay đổi nhận thức về bình đẳng giới mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ - thế hệ nữ doanh nhân tương lai. Bằng thành công đạt được, các nữ doanh nhân đã chứng minh rằng sự mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt và tầm nhìn chiến lược của phái nữ có thể tạo ra giá trị rất đặc biệt cho doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh đó, khi đất nước mở cửa, phụ nữ đã có nhiều cơ hội hơn để rèn luyện và tu dưỡng học vấn, trí tuệ, qua đó thể hiện vai trò dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. (Theo Báo Thanh niên, ngày 13/10/2024) a/Với kiến thức tăng trưởng và phát triển kinh tế Anh/Chị hãy nhận xét việc làm của các doanh nhân trong thông tin trên? b/Việc làm của nữ doanh nhân đem lại tác động nào đối với đất nước? Giả xử em là một doanh nhân, em sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước ta phát triển bền vững?

Xem chi tiết 10 lượt xem 3 ngày trước

Cho thông tin sau:  trong giai đoạn 2020-2024, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, từ tác động của đại dịch COVID-19 đến sự phục hồi kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, với dự báo tăng trưởng đạt 5,5% trong năm 2024 và tăng lên 6% vào năm 2025. Sự phục hồi được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, đầu tư công, và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro như tín dụng xấu và khó khăn trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu. Câu hỏi: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, quốc gia hiện đang đối mặt với các thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững. Theo bạn, cần triển khai những chính sách nào để thúc đẩy tang trưởng và phát triển kinh tế bền vững? Hãy đề xuất các biện pháp chính sách an sinh xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ công bằng xã hội và hỗ trợ những khu vực bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế.

Xem chi tiết 8 lượt xem 3 ngày trước

Cho thông tin sau: Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng, GDP/người và GNI/ người tăng liên tục trong nhiều năm. Năm 1991, GNI/người đạt 110 USD/người, tăng lên 4 010 USD/người năm 2022. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực theo hướng tăng ti trọng ngành công nghiệp trong GDP và giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp trên tổng lao động xã hội. Tỉ trọng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 33,02% năm 2010 lên 38,17% năm 2022; tỉ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 73,2% năm 1990 xuống còn 27,5% vào năm 2022. Năm 1990, HDI của Việt Nam đạt 0,477 điểm, đến năm 2022 là 0,703 điêm; tuổi thọ trung bình đã gần tiệm cận mục tiêu 75 tuổi. Tuy trình độ phát triển con người có sự cải thiện nhưng chưa thực sự ổn định và thiếu bền vững, Việt Nam vẫn là quốc gia có điểm số HDI thấp nhất trong nhóm các quốc gia có HDI cao, xếp thứ 115/191 (năm 2021) quốc gia vùng lãnh thổ. Trong vòng 10 năm từ 2012 đến 2022, các tỷ lệ đi học đúng tuổi đều có xu hướng tăng, đặc biệt là tỷ lệ đi học đúng tuổi trung học phổ thông (tăng từ 59,4% năm 2012 lên 77,2% năm 2022). Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2022. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81 điểm phần trăm trong giai đoạn 2016-2022. Năm 2022, có 89,2% người có thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí, không có sự khác biệt về tiếp cận thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí giữa khu vực, vùng, mức sống và giới tính. Hai vùng có tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế hay sổ/thẻ/giấy khám chữa bệnh miễn phí thấp nhất  là Tây Nguyên (84,3%) và Đông Nam Bộ (84,6%).  (Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke) a/ Dựa vào thông tin trên, em hãy phân tích về tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2022? b/ Là học sinh, em có thể làm những gì để góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của đất nước?

Xem chi tiết 6 lượt xem 3 ngày trước

Cho thông tin sau: Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022). Câu hỏi Theo số liệu về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%, trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,96%. Theo bạn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững như thế nào? Hãy phân tích các lợi ích và thách thức của việc này đối với đời sống người dân và môi trường.

Xem chi tiết 7 lượt xem 3 ngày trước