Danh sách câu hỏi ( Có 1,988,600 câu hỏi trên 39,772 trang )

 Đọc thông tin và cho biết VN đã tham gia các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào?trình bày nguyên tắc và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Tuy vậy, ngày nay, diễn đàn hợp tác kinh tế cũng có vai trò khá quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, thương mại cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cùng quan tâm của các quốc gia trong một khu vực, duy trì, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời điểm xuất hiện những xu thế chống lại toàn cầu hóa gia tăng bảo hộ trong nước.

Xem chi tiết 14 lượt xem 4 ngày trước

Đọc thông tin và cho biết Hiệp định thương mại tự do thuộc cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế nào? nó có làm ảnh hưởng đến chính trị của VN hay không, vì sao? Việt Nam đã phát triển quan hệ kinh tế với các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm 2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU, năm 2016). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, CPTPP (năm 2016), EVFTA (năm 2020), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, năm 2020), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ireland (UKVFTA, năm 2020). Đến đầu năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA), FTA Việt Nam - Israel). Có thể thấy, việc ký kết các FTA chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại ở cả châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Xem chi tiết 13 lượt xem 4 ngày trước

Đọc thông tin và cho biết vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế trong thông tin trên? Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. (https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/827613/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-giai-doan-2011---2022--nhin-tu-qua-trinh-trien-khai-doi-moi-tu-duy-cua-dang.aspx)

Xem chi tiết 10 lượt xem 4 ngày trước

Đọc đoạn thông tin sau: Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP có xu hướng giảm xuống, từ mức 38,06% năm 1986 giảm xuống còn 24,53 % năm 2000 và còn 11,88 % vào năm 2022 (bình quân giảm 0,73 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất, từ mức 28,88 % năm 1986 lên mức 36,73 % năm 2000 và đạt mức 38,26 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,26 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành dịch     vụ cũng có xu hướng tăng lên, từ mức 33,06 % năm 1986 lên mức 38,74 % năm 2000 và đạt mức 41,33 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,23 %/năm). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường duy nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới. Câu hỏi: anh/chị hãy nhận xét và phân tích các chỉ tiêu của phát triển kinh tế trong đoạn thông tin trên?

Xem chi tiết 16 lượt xem 4 ngày trước