Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
10713 lượt thi câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.
B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.
C. Một chiếc là rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn bằng nhau bằng F0 và từng đôi một làm thành góc 1200. Véc tơ hợp lực của chúng
A. Là véc tơ không.
B. Có độ lớn F0 và hợp với F1→ một góc 300.
C. Có độ lớn 3F0 và hợp với F2→ một góc 300.
D. Có độ lớn 3F0 và hợp với F3→ một góc 300.
Câu 2:
Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
A. Cùng phương, cùng chiều.
B. cùng phương, ngược chiều.
C. Vuông góc với nhau.
D. hợp với nhau một góc khác không.
Câu 3:
Khi khối lượng của hai vât và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. Tăng gấp đôi.
B. giảm đi một nửa.
C. Tăng gấp bốn.
D. giữ nguyên như cũ.
Câu 4:
Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. Bằng trọng lượng của hòn đá.
D. bằng 0.
Câu 5:
Một ô tô đang chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 32 km/h và trong nửa cuối là 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB.
A. 48 km/h.
B. 50 km/h.
C. 36 km/h.
D. 60 km/h.
Câu 6:
Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất.
A. Hai lực này cung phương, cùng chiều.
B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều nhau.
C. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
Câu 7:
Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 10 km/h và trong nửa cuối là 30 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.
C. 14,4 km/h.
D. 15km/h.
Câu 8:
Một ô tô chạy trên một đoạn thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong một phần ba của khoảng thời gian này là 75 km/h, một phần tư tiếp theo của khoảng thời gian này là 50 km/h và trong phần còn lại là 90 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 74 km/h.
D. 69 km/h.
Câu 9:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox theo chiều dương có dạng: x = 5+72t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đo xuất phát từ điểm nào và chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với tốc độ 5 km/h.
B. Từ điểm O, với tốc độ 72 km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 72 km/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với tốc độ 60 km/h.
Câu 10:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t – 10 ( x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2,5h chuyển động là bao nhiêu?
A. -10 km.
B. 10 km.
C. -8km.
D. 8 km.
Câu 11:
Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 9 s, tốc độ của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian này là
A. 100 m.
B. 50 m.
C. 25 m.
D. 45 m.
Câu 12:
Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều và gia tốc 0,2 m/s2. Khoảng thời gian t để xe lửa đạt được tốc độ 36 km/h là bao nhiêu?
A. 50 s.
B. 200 s.
C. 300 s.
D. 100 s.
Câu 13:
Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì người lái xe hãm phanh. Ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 3 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ô tô đã chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu?
A. s = 45 m.
B. s = 82,6 m.
C. s = 252 m.
D. s = 22,5 m.
Câu 14:
Một vật nhỏ rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h. Thời gian rơi của vật là t1. Nếu quãng đường vật đi được trong 3 s đầu và 3 s cuối lần lượt là 15 m và 285 m thì gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11,9 s.
B. 10,8 s.
C. 9,8 s.
D. 12,6 s.
Câu 15:
Từ điểm O, một vật nhỏ rơi tự do không vận tốc ban đầu tại nơi có gia tốc trọng trường 10 m/s2. Vật lần lượt đi qua các điểm A, B, C, D. Nếu OA = AB = BC = CD = DE và thời gian rơi trên đoạn OA là 5s thì thời gian rơi trên đoạn DE gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11,18 s.
B. 1,34 s.
C. 1,18 s.
D, 1,07 s.
Câu 16:
Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km. Xem chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục là đều với chu kì 24 h. Tốc độ góc và tốc độ dài của tàu đối với trục quay của Trái Đất lần lượt là
A. p/43200 rad/s và 4000p/27 m/s.
B. p/1800 rad/s và p/1800 m/s.
C. p/1800 rad/s và p/180 m/s.
D. p/21600 rad/s và 2000p/27 m/s.
Câu 17:
Một ô tô có bánh xe bán kính 35 cm, chuyển động đều với vận tốc 64,8 km/h. Tốc đọ gó của một chất điểm trên vành của bánh xe gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 62p rad/s.
B. 62 rad/s.
C. 51,4p rad/s.
D. 51,4 rad/s.
Câu 18:
Một ô tô có bánh xe bán kính 35 cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Chu kì quay của một điểm trên vành bánh xe gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,08 s.
B. 0,2 s.
C. 0,105 s.
D. 0,122 s.
Câu 19:
Xác định gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động trên một đường tròn đường kính 3 m, tốc độ dài không đổi bằng 7,5 m/s.
A. 15 m/s2.
B. 12 m/s2.
C. 14 m/s2.
D. 18,75 m/s2.
Câu 20:
Một ô tô có bánh xe bán kính 20 cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe bằng
A. 1235 m/s2.
B. 1085 m/s2.
C. 1620 m/s2.
Câu 21:
Một canô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất một khoảng thời gian là 1 giờ 30 phút. Độ lớn vận tốc của dòng chảy là 5 km/h. Khoảng thời gian ngắn nhất để canô chạy ngược dòng chảy từ B trở về A là
A. 2,5 h.
B. 1,5 h.
C. 2,57 h.
D. 3 h.
Câu 22:
Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây trong khi gió thổi về hướng Nam với tốc độ 60 km/h. Biết rằng khi không có gió, tốc độ của máy bay so với mặt đất là 200 km/h. Độ lớn vận tốc của máy bay so với mặt đất gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 115 km/h.
B. 190 km/h.
C. 191 km/h.
D. 315 km/h.
Câu 23:
Một ô tô chạy với độ lớn vận tốc 50 km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính bên trên xe, các vệt mưa rơi với phương thẳng đứng một góc 600. Độ lớn vận tốc của giọt mưa đối với xe ô tô là v12. Độ lớn vận tốc của giọt mưa đối với mặt đất là v13. Giá trị của ( v12+ 2v13) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 185 km/h.
B. 90 km/h.
C. 125 km/h.
D. 115 km/h.
Câu 24:
Phân tích lực F→ thành hai lực F1→ và F2→ theo hai phương OA và OB. Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần?
A. F1=F2=F.
B. F1 = F2 = 0,53F.
C. F1=F2=1,15F.
D. F1=F2 = 0,58F.
Câu 25:
Ba lực F1→, F2→ và F3→ nằm trong cùng một mặt phẳng có độ lớn lần lượt là 5 N, 8 N và 10 N. Biết rằng lực F2→ làm thành với hai lực F1→ và F3→ những góc đều là 600 như hình vẽ. Véc tơ hợp lực của ba lực nói trên có độ lớn
A. 15,4 N và hợp với F1→ một góc 730.
B. 16,2 N và hợp với F1→ một góc 75,60.
C. 12,9 N và hợp với F1→ một góc 390.
D. 16,3 N và hợp với F1→ một góc 750.
Câu 26:
Một vật có trọng lượng P = 15 N được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát bằng một dây song song với mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Góc nghiêng α=400. Cho biết mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật một lực theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Độ lớn lực căng của sợi dây bằng
A. 7,5 N.
B. 15 N.
C. 9,64 N.
D. 4N.
Câu 27:
Dùng một lực có độ lớn F nằm ngang kéo quả cầu con lắc cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α=400 như hình vẽ. Khi trọng lượng của quả cầu là 20 N thì độ lớn lực căng dây là T. Giá trị của T gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35 N.
B. 26 N.
C. 19 N.
D. 23 N.
Câu 28:
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là F1, F2 và F3=503N. Biết góc hợp giữa hai véctơ lực F1 và C là 1200. Trong số các giá trị hợp lý của F1 và F2 tìm giá trị của F1 để F2 có giá trị cực đại.
A. 50 N.
B. 170 N.
C. 100 N.
D. 200 N.
Câu 29:
Có ba lực đồng phẳng, đồng quy lần lượt là F1→, F2→ và F3→. Trong đó F1→ ngược hướng với F3→. Đặt F12→=F1→+F2→và F23→=F2→+F2→ thì F12→ vuông góc với F23→ và có độ lớn tương ứng 40 N và 30 N. Độ lớn lực F2→ có giá trị nhỏ nhất gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25 N.
B. 60 N.
C. 26 N.
D. 30 N.
Câu 30:
Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa dừng ngay. Đó là nhờ
A. Trọng lượng của xe.
B. lực ma sát.
C. Quán tính của xe.
D. phản lực của mặt đường.
Câu 31:
Câu nào sau đây đúng?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.
B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển đọng của một vật.
D. Lực là nguyên nhân biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 32:
Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng?
A. F→=ma.
B. F→=-ma→.
C. F→=ma→.
D. F→=-ma.
Câu 33:
Cặp lực – phản lực không có tính chất nào sau đây?
A. Là cặp lực trực đối.
B. tác dụng vào 2 vật khác nhau.
C. Xuất hiện thành cặp.
D. là cặp lực cân bằng.
Câu 34:
Một vật có khối lương 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với tốc lớn gia tốc 3,0 m/s2. Độ lớn lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 24 N, nhỏ hơn trọng lượng.
B. 16 N, nhỏ hơn trọng lượng.
C. 160N, lớn hơn trọng lượng.
D. 4 N, lớn hơn trọng lượng.
Câu 35:
Một ô tô có khổi lượng 1600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực ham có độ lớn bằng 400 N. Hỏi độ lớn và hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe?
A. 0,375 m/s2, cùng với hướng chuyển động.
B. 0,375 m/s2, ngược với hướng chuyển động.
C. 0,25 m/s2, cùng với hướng chuyển động.
D. 0,25 m/s2, ngược với hướng chuyển động.
Câu 36:
Một lực có độ lớn F truyền cho vật có khổi lượng m1 một gia tốc có độ lớn bằng 6 m/s2, truyền cho một vật khác có khổi lượng m2 một gia tốc có độ lớn bằng 4m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 1,6 m/s2.
B. 0,1 m/s2.
C. 2,4 m/s2.
D. 10 m/s2.
Câu 37:
Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 200 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ
A. 8 m/s.
B. 0, 1 m/s.
C. 2, 5 m/s
D. 10 m/s.
Câu 38:
Một lực có độ lớn 1,0 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 3,0 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 2,25 m.
B. 2,0 m.
C. 1,0 m.
D. 4,0 m.
Câu 39:
Một vật nhỏ khối lượng 2 kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn lần lượt F1=4N và F2=3N. Góc giữa hai lực là 300. Quãng đường vật đi được sau 1,4s gần giá trị nào nhất sau đây?
2143 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com