Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)

  • 126 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Yếu tố Hán Việt “phụ” trong từ nào dưới đây có nét nghĩa khác với những từ còn lại?

Xem đáp án

- Yếu tố “phụ” trong các từ “phụ tử”, “phụ mẫu”, “phụ thân” có nghĩa là “cha”.

- Yếu tố “phụ” trong từ “phụ thuộc” có nghĩa là bám, dính, dựa vào người/vật nào đó.

Chọn B


Câu 2:

Từ nào được dùng sai trong câu văn sau: Giờ học hôm nay các em đã rất tích cực phát biểu bài, không khí lớp học rất linh động.

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ “linh động”. “Linh động” có nghĩa là xử lý vấn đề một cách mềm dẻo, phù hợp với tình thế, không cứng nhắc theo một công thức cố định. Từ “linh động” không thể dùng để miêu tả không khí lớp học.

Ta có thể thay từ “linh động” thành “sinh động”: Giờ học hôm nay các em đã rất tích cực phát biểu bài, không khí lớp học rất sinh động.

Chọn C


Câu 3:

“Một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” là nhận định của Hoài Thanh về nhà thơ Mới nào?

Xem đáp án

Phong trào thơ Mới với sự nở rộ của cái tôi cá nhân đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những phong cách thơ, hoàn thiện diện mạo thơ ca dân tộc. Các nhà thơ được nhắc tới trong các phương án đều đã được học/đọc thêm trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2. Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng:

- Huy Cận: hồn thơ ảo não, lối thơ hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

- Xuân Diệu: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”, đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới của một trái tim khát khao sống, khát khao yêu đương và giao cảm với đời, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Hàn Mặc Tử: hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ Mới, đưa vào thơ những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú.

- Nguyễn Bính: nhà thơ của chân quê, hồn quê, lối thơ giản dị, gần gũi với đời sống thôn quê ruộng đồng.

Chọn B


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Mạnh vì gạo,... vì tiền.

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ đúc kết quy luật của cuộc sống: vì giàu có nên đen trắng cũng thay đổi được, sai quấy cũng ra phải được. Từ còn thiếu phải hợp với văn cảnh và hiệp vần:

- Câu tục ngữ gồm 2 vế đối nhau, do đó, từ còn thiếu ở vế 2 phải đối với từ “mạnh” ở vế 1 (loại phương án B, C).

- Về hiệp vần: từ còn thiếu phải hiệp vần với từ “gạo” (loại phương án A).

Như vậy, “bạo” là từ còn thiếu trong tục ngữ đã cho.

Chọn D


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Chị ấy hỏi tôi liệu anh ta có cho chị ấy thêm một cơ hội được không”?

Xem đáp án

Học sinh phân biệt được các kiểu câu phân loại theo mục đích giao tiếp:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn trên thuật lại nội dung câu hỏi của “chị ấy”. Do đó, nó là câu trần thuật.

Chọn A


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận