(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 15)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
“Ngày xưa, ở một bon làng kia, có một đôi vợ chồng cưới nhau chưa tròn một tháng. Vào dịp trong bon nhà nào cũng tổ chức lễ cúng to ba và lễ n’hao rhe, riêng nhà của hai vợ chồng trẻ mới cưới chưa tổ chức lễ to ba và n’hao rhe được, vì trong nhà có người đi đến bon khác. Sáng hôm đó, người vợ rủ chồng mới cưới tên là Đông lên rẫy để dọn cỏ rạ, chuẩn bị cho vụ tới. Người vợ nói:
- Đông ơi, hôm nay nhà mình không làm lễ to ba, ở nhà cũng chẳng làm gì, hay vợ chồng mình lên rẫy làm cỏ rạ dọn dần cho kịp vụ tới anh nhé, lỡ mưa xuống thì khô mà dọn đốt đó, ông trời ông không chờ mình đâu.
Nghe người vợ nói, chồng nghĩ:
- Ở nhà cả bọn họ đều uống rượu ăn thịt heo, cơm nếp ngon quá mà mình thì phải đi dọn rẫy thì tiếc lắm, nhưng vợ rủ mà không đi thì không được.”
(Truyện cổ M’nông, Chàng Ndăm Đông)
Chú thích:
To ba: Lễ cúng đưa lúa về kho, về bồ lúa sau một vụ thu hoạch.
N'hao rhe: Lễ rước rơm về kho.
Đoạn văn 2
“Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng. Người làm ra tất cả mọi thứ: trái đất, núi non sông biển, mưa, nắng, Trời sinh ra tất cả: loài người, cỏ cây, muôn thú... Từ mặt trời, mặt trăng các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên. Mắt của trời rất tinh tường, am hiểu và biết hết mọi sự xảy ra trên thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.”
(Thần thoại Việt Nam, Ông Trời)
Đoạn văn 3
“Anh về quê cũ: thôn Vân
Sau khi đã biết phong trần ra sao.
Từ nay lại tắm ao đào
Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.
Giang hồ sót lại mình tôi
Quê người đắng khói, quê người cay men.
Nam Kỳ rồi lại Cao Miên
Tắm trong một cái biển tiền người ta...
Biển tiền, ôi biển bao la
Mình không bẩn được vẫn là tay không...”
(Nguyễn Bính, Anh về quê cũ)
Đoạn văn 4
"Cái tôi của anh là cái tôi của một người luôn muốn vượt qua chính mình. Anh không chấp nhận những giới hạn mà xã hội đặt ra, và cũng không muốn sống trong bóng tối của những người khác. Anh là một người luôn tìm kiếm sự tự do tuyệt đối, một tự do không ràng buộc, không hạn chế, dù trong lòng anh vẫn đầy những nghi ngờ và trăn trở."
Đoạn văn 5
“Khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng. Gia đình ta cực thịnh mãn rồi, việc Trứ gặp phải như vậy là phúc cho nhà ta mà cũng là cái may lớn cho bản thân Trứ. Song, sau cơn sấm sét, mưa móc lại có thể tưới nhuần. Trứ nếu cố gắng chịu khó học vẫn còn nhiều hi vọng”.
(Đặng Huy Trứ, Đặng Dịch Trai ngôn hành lục)
Đoạn văn 6
"Thuở ấy chim chóc còn biết nói, hoa sen nở đủ một năm mười hai mùa. Trên đỉnh núi cao nhất của Bô-lô-ven có ba anh em không cha không mẹ, tự dưng sinh giữa cõi trần. Anh con đầu lòng là Khạ1 suốt ngày đóng khố trỉa rẫy, lam lũ nuôi em nên nắng cháy tóc, người đen thủi. Hai em khôn lớn, anh cho chú hai Lào theo dòng sông Nạm-khoỏng tìm chốn làm ăn. Dọc bờ sông bùn lầy khó lội, chú Lào mới nghĩ ra mặc quần một ống và cất nhà sàn cao ráo. Chú ba Việt xuống núi đi về biển Đông. Gặp nơi đất tốt gần biển, muối ngấm vào da nên người trắng trẻo mặn mà, ai cũng gọi là người ngọc..."
(Phan Tứ, Bên kia biên giới)
Đoạn văn 7
“Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng. Con đường đất đỏ, hai bên là những hàng tre xanh rì rào trong gió. Mặt trời buổi sớm chiếu những tia nắng ấm áp xuống cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Đoạn văn 8
“Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo, gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng. Chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của bà. Nó bám chặt lấy bà như một thứ nghiệp chướng. Chiếc đòn gánh của bà cũng thật đặc biệt. Nó nhẵn bóng. Ngay cả những vết sẹo cũng đã nhẵn bóng và cũng khó đoán tuổi như chủ nhân của nó vậy. Nó đã tồn tại cùng bà không biết tự bao giờ. Nó được đẽo gọt từ một thân tre cong hằn dấu vết của những cơn gió táp và ra đời chỉ để đón đợi đôi vai còm cõi của bà Diễm mà thôi. Nó và chủ nhân của nó hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh, hợp thành biểu tượng của một thân cây vừa mới ra đời đã bị gió mưa vùi dập. Cuối hai đầu đòn gánh là đôi thùng đầy nước lắc lư theo những bước chân không đều của bà Diễm và để lại những vệt nước rỏ ròng ròng như suối nước mắt cạnh đường đi.”
(Võ Thị Hảo, Người gánh nước thuê)
Đoạn văn 9
"Khi tôi còn là một cậu bé, tôi đã viết những câu chuyện ngắn chỉ để giải trí. Nhưng càng lớn, tôi càng nhận ra rằng việc viết lách không chỉ là thú vui, mà còn là cách để tôi khám phá thế giới và chính mình. Từng trang giấy là từng phần của cuộc đời tôi, và qua đó, tôi hiểu hơn về những gì thực sự quan trọng."
(George Orwell, Con đường trở thành nhà văn)
Đoạn văn 10
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Đoạn văn 11
"Đọc sách không chỉ là sự giải trí đơn thuần, mà là một cuộc phiêu lưu trong thế giới của những ý tưởng và tri thức. Nó mở rộng trí óc tôi và giúp tôi nhận ra rằng cuộc sống này không chỉ có những gì ta thấy, mà còn có những gì ta cảm nhận được qua những trang sách."
(J.K. Rowling, Sức mạnh của việc đọc)
Câu 24:
With _____ compliments and encouragements from her friends, Jane made much greater progress.
With _____ compliments and encouragements from her friends, Jane made much greater progress.
Câu 30:
The place we liked the most was Santa Teresa Beach, which nature is still pretty much untouched.
The place we liked the most was Santa Teresa Beach, which nature is still pretty much untouched.
Đoạn văn 12
Tại nhiều hội thảo về năng lượng, các chuyên gia trong và ngoài ngành năng lượng đều thống nhất quan điểm: năng lượng là một trục quan trọng của phát triển kinh tế và xã hội, năng lượng phải đi trước một bước… Không ai nghi ngờ vào điều này nhưng chưa có nhiều người đưa ra đáp án thuyết phục về một cơ cấu năng lượng hỗn hợp, đa lớp và bền vững mới để phục vụ cho những yêu cầu lớn của một quốc gia phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5 – 7,5%/năm giai đoạn 2031 – 2050 và chuyển đổi xanh, bền vững đạt mức phát thải ròng về không.
Việc xác định được một cơ cấu năng lượng hợp lý là vấn đề của mọi nền kinh tế như Đài Loan, Nhật Bản…
Ông Chun-Li Lee, Phó tổng Giám đốc Cục Năng lượng, Bộ Kinh tế (Đài Loan), được Thời báo kinh tế Sài Gòn dẫn lời từ một cuộc họp báo tổ chức vào tháng 10/2024, đã cho biết, hai vấn đề cốt lõi của chuyển đổi năng lượng của Đài Loan là đa dạng hóa nguồn năng lượng xanh và tăng cường các giải pháp lưu trữ năng lượng. Trong nguồn năng lượng năm 2022 của họ có 79,6% là nhiên liệu hóa thạch (43,4% khí thiên nhiên, 34,8% than, 1,4% dầu mỏ, 1,4% đồng phát), 9,1% điện hạt nhân, 8,6% năng lượng tái tạo và 1,2% khí hydro.
Nhật Bản, quốc gia chịu nhiều tác động của tình trạng thiếu hụt năng lượng, ngay từ năm 2018 đã đảo chiều tình trạng này bằng việc thiết lập Chương trình năng lượng lần thứ 5, hướng tới một cấu trúc cung cầu năng lượng đa lớp, đa dạng và linh hoạt (multilayered and diversified flexible energy supply-demand structure). Đó là cơ sở để cơ cấu điện năng của Nhật Bản vào năm 2030 là khí thiên nhiên 27%, điện than 26%, năng lượng tái tạo 24%, điện hạt nhân 22%, dầu mỏ 1%.
Quyết định của Nhật Bản hay Đài Loan cho thấy cơ cấu năng lượng hỗn hợp là một giải pháp hữu hiệu cho một nền kinh tế đói khát nguồn năng lượng bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý, đặc biệt với các ngành công nghiệp chủ lực như chế biến chế tạo, bán dẫn… Theo phân tích của Statista, một nền tảng dữ liệu toàn cầu về các ngành công nghiệp, trong năm 2023, nhà sản xuất bán dẫn Đài Loan TSMC đã vượt qua nhiều công ty bán dẫn khác như Micron và Intel về lượng điện tiêu thụ với khoảng 25.000 gigawatt giờ điện, nghĩa là chiếm khoảng 8,9% tổng lượng điện tiêu thụ của Đài Loan và tương đương với lượng điện của toàn bộ thành phố quy mô 1,65 triệu dân Phoenixa, bang Arizona (Mỹ).
(Điện hạt nhân: Một giải pháp trong chiến lược chuyển đổi năng lượng của Việt Nam)
Câu 37:
Vai trò của năng lượng trong phát triển kinh tế và xã hội được các chuyên gia nhận định như thế nào?
Vai trò của năng lượng trong phát triển kinh tế và xã hội được các chuyên gia nhận định như thế nào?
Câu 39:
Cơ cấu năng lượng của Nhật Bản vào năm 2030 được dự báo có tỷ lệ năng lượng tái tạo là bao nhiêu?
Cơ cấu năng lượng của Nhật Bản vào năm 2030 được dự báo có tỷ lệ năng lượng tái tạo là bao nhiêu?
Đoạn văn 13
Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Năm 1955, tôi từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước, còn họ hàng chỉ còn lại có dăm gia đình, vì chồng và con đều đi theo cách mạng. Cô Hiền cũng ở lại, dầu cô chú vẫn sống ở Hà Nội suốt chín năm đánh Pháp, các con lại còn nhỏ, chả có dính líu gì đến chính phủ “ngoài kia” cả.
Họ ở lại chỉ vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác. Lại thêm, chú tôi làm nghề giáo học, một ông giáo dạy cấp tiểu học, là người cần thiết cho mọi chế độ, chế độ cộng sản cũng phải khuyến khích trẻ con đi học, học văn hóa và học làm người. Còn chính trị chính em là những lứa tuổi trên, học sinh tú tài và sinh viên đại học.
Tính thế là đúng nhưng tôi vẫn lo, thật ra không có gì đáng để phải lo, nhưng tôi vẫn nghi ngại gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ.
(Nguyễn Khải, Một người Hà Nội)
Đoạn văn 14
Read the passage carefully.
1. Did you ever watch a video on the Internet? Maybe you used YouTube. YouTube is a Website where people can share their video. Today, YouTube is an important part of the Internet. However, that wasn’t always true.
2. YouTube started with a young man named Jawed Karim and two friends. One day, Karim was on the Internet. He wanted information about the 2004 tsunami in Southeast Asia. He found news stories about it, but he couldn't find any videos. This gave Karin an idea. He wanted to help people put video on the Internet. Karim told his friends about this idea. Together, they created a company - YouTube.
3. YouTube become a global success. Millions of people around the world visited the Website. It was clear to Google, another Internet company, that YouTube had a lot of value. Google made a deal. It bought YouTube for $1.65 billion. As a result, YouTube investors and its employees made a lot of money. The three friends who started YouTube were very big investors. Therefore, they made an enormous amount of money.
4. Karim became very rich, and he continued to work toward his PhD. There was something else he wanted to do. He wanted to help young people go into business. He used money and experience to start a new company called Youniversity Ventures. This company helps young people who have good business ideas. It gives them advice and money to start Internet businesses. Milo is one business that students started with the help of Youniversity Ventures. Milo is a shopping Website. It helps people find products in stores near their homes. Another example is AirBob. This Web site helps people find for video conferences. People in different places can use this site to have business meetings.
5. Karim has some advice for students who want to start business. First, find a successful company. Do a lot of research about the company and the top people in the company. There, copy the way they do things. For students who wants to start Interner business, Karim is probably a very good example to copy.
Đoạn văn 15
Read the passage carefully.
1. The movement of people towards cities has accelerated in the past 40 years, particularly in the less developed regions, and the share of the global population living in urban areas has increased from one third in 1960 to 47% (2.8 billion people) in 1999. The world's urban population is now growing by 60 million persons per year, about three times the increase in the rural population.
2. Increasing urbanisation results about equally from births in urban areas and from the continued movement of people from the rural surround. These forces are also feeding the sprawl of urban areas as formerly rural peri-urban settlements become incorporated into nearby cities and as secondary cities, linked by commerce to larger urban centres, grow larger.
3. The proportion of people in developing countries who live in cities has almost doubled since 1960 (from less than 22% to more than 40%), while in more-developed regions the urban share has grown from 61% to 76%. There is a significant association between this population movement from rural to urban areas and declines in average family size.
4. Asia and Africa remain the least urbanised of the developing regions (less than 38% each). Latin America and the Caribbean is more than 75% urban, a level almost equal to those in Europe, Northern America and Japan (all are between 75 and 79%).
5. Urbanisation is projected to continue well into the next century. By 2030, it is expected that nearly 5 billion (61%) of the world's 8.1 billion people will live in cities. The less-developed regions will be more than 57% urban. Latin America and the Caribbean will actually have a greater percentage of inhabitants living in cities than Europe will.
6. Globally, the number of cities with 10 million or more inhabitants is increasing rapidly, and most of these new 'megacities' are in the less-developed regions. In 1960, only New York and Tokyo had more than 10 million people. By 1999, there were 17 cities of more than 10 million people around the world, 13 of these were in less-developed regions. It is projected that there will be 26 megacities by 2015, 22 in less-developed regions (18 will be in Asia); more than 10% of the world's population will live in these cities, up from just 1.7% in megacities in 1950.
(Adapted from: http://www.unesco.org/education/tlsfl/mods/theme_popups/mod/3101s009.html)
5 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%