Danh sách câu hỏi

Có 17,741 câu hỏi trên 355 trang
Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Vấn đề an ninh được xem là thách thức lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. Đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại không gian chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trực tiếp là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước trong qua trình hợp tác; việc thực hiện các mục tiêu mà Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác hoà hợp cộng đồng. Những vấn đề an ninh phi truyền thống như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, ... gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định để phát triển của các quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: dẫn theo SGK Lịch sử 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 31, 32) a. Tư liệu trên đề cập đến những thách thức mà Cộng đồng ASEAN phải đối mặt. b. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức trong nội khối và từ bên ngoài. c. Vấn đề an ninh (đặc biệt là an ninh trên Biển Đông) được xem là thách thức lớn nhất từ bên ngoài tác động đến Cộng đồng ASEAN. d. Vấn đề Biển Đông; biến đổi khí hậu,… là những thách thức có tính khu vực. Tuy nhiên, để giải quyết thách thức này, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:        Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hóa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.       Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.        Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 18-19) A. ASEAN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập năm 1967 tại Thái Lan. B. ASEAN là tổ chức liên kết khu vực xuất hiện đầu tiên ở Đông Nam Á và trên thế giới. C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là nhằm đối phó với những thách thức về an ninh, chính trị từ bên ngoài. D. Tổ chức ASEAN được thành lập là kết quả tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, đều có vai trò quyết định.
Đọc đoạn tư liệu sau đây:      Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, mặc dù chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn nhưng xu thế hòa hoãn giữa hai bên cũng tiếp tục phát triển. Năm 1972, Liên Xô và Mỹ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, đạt được những thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược. Từ nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, bình thường hóa quan hệ. Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba- chốp tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), hai bên đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu cuối những năm 80 của thế kỉ XX và sự tan rã của Liên Xô (1991) đã chấm dứt Trật tự thế giới hai cực I-an-ta. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 15) A. Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991, trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ. B. Việc Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược năm 1972 là một biểu hiện chứng tỏ sự suy yếu bước đầu của trật tự thế giới hai cực I-an-ta. C. Mỹ và Liên Xô thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, sau đó đi đến tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh xuất phát từ nhận thức của hai nước về hậu quả của việc chạy đua vũ trang. B. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI (4 điểm) (Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)  Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau: Tư liệu: “Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.” (Nguồn: SGK Lịch sử 12 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7). A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến bối cảnh dẫn đến sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Ở giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh. C. Ngay từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, ý tưởng về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc đã xuất hiện. D. Liên hợp quốc ra đời trên cơ sở kế thừa thành công của tổ chức Hội quốc liên.
Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính-viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường,... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước,... Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hóa dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đổ thị hóa nông thôn.” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 66). A. Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng các ngành kinh tế thuộc nhóm ngành dịch vụ. B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một trong những nội dung của đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam. C. Trong quá trình đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam được đẩy mạnh, đạt được thành tựu tuyệt đối về mọi mặt. D. Đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân Việt Nam được cải thiện do nước ta đã hoàn thành việc phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế internet.
Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. Ở miền Nam, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành hiệp định, đòi các quyền tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa. Phong trào bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào tháng 02 - 1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) vào tháng 8 - 1959, rồi lan khắp miền Nam thành phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 01 - 1960. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển. A. Phong trào Đồng khởi đã lật đổ chính quyền tay sai, giành chính quyền cho nhân dân. B. Nhân dân miền Nam “Đồng khởi” nhằm chống lại chính quyền Mỹ-Ngô Đình Diệm. C. Sau Đồng khởi, Mỹ phải đưa quân viễn chinh vào tham chiến nhằm giành thế chủ động. D. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam sang thế tiến công.
Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng Chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam. Ở Việt Nam, nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp...”. A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. B. Ngoại xâm và nội phản là khó khăn lớn nhất, đe dọa đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là: nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng Đồng minh. D. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.