Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Từ nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại có tính chất bao trùm, những nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại của Liên bang Nga cụ thể được xác định như sau: Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi để thu hút đầu tư, viện trợ nước ngoài, vừa tập trung các nguồn lực nội tại giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đang đặt ra với Nga sau Chiến tranh lạnh. Thứ hai, ra sức khắc phục hậu quả của thời kỳ đối đầu, cải thiện và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, trước hết là Mỹ và các nước phương Tây, đưa nước Nga sớm hòa nhập các thiết chế kinh tế, chính trị chủ yếu của châu Âu và thế giới”. (Vũ Dương Huân, 70 năm quan hệ Việt - Nga và đôi điều về nước Nga, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020, tr. 138) a) Theo đoạn tư liệu trên, nước Nga cần thực hiện chính sách đối ngoại tích cực để giải quyết các vấn đề đối nội. b) Cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề với Nga. c) Từ năm 1991, nước Nga muốn mở rộng chính sách đối ngoại để thiết lập trật tự thế giới đơn cực. d) Sau Chiến tranh lạnh, Nga muốn cải thiện quan hệ đối ngoại với Mỹ và các nước phương Tây.

Xem chi tiết 23 lượt xem 4 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Các dự đoán này chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP đều đặn ở mức cao của Nga từ khoảng năm 1999 đến 2008, mức tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài, ngân sách cân bằng, đồng rúp ổn định, chấm dứt khoản nợ nước ngoài khổng lổ trước các thể chế cho vay cứu cánh như WB và IMF, và mức thu nhập bình quân đầu người của người lao động Nga tăng gấp ba. Đến quý 3/2008, Nga đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, đạt kỷ lục về các chỉ số tăng trưởng. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận khi ta tính đến mức độ cuộc khủng hoảng mà giới lãnh đạo nước này thời hậu Liên Xô phải kế thừa khi các cuộc cải cách thị trường thực sự bắt đầu vào năm 1992”. (Kathryn E.Stoner, Nước Nga hồi sinh, sức mạnh và mục đích trong một trật tự toàn cầu mới, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2021, tr.22) a) Đoạn tư liệu trên chứng tỏ nước Nga đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong thế kỷ XXI. b) Đến năm 2008, nền kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. c) Từ năm 1999 đến 2008, nước Nga đạt tốc độ tăng trưởng GDP đều qua các năm, xoá bỏ được lạm phát. d) Những thành tựu đạt được của nước Nga góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Xem chi tiết 24 lượt xem 4 tuần trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là một tổng thể liên kết nhiều trọng điểm. Tính tương đối trong trọng điểm chiến lược của Mĩ tăng lên, nó không tuyệt đối một khu vực ảnh hưởng nào trên thế giới mà tham vọng mở rộng từ Âu sang Á với thế gọng kìm. Với chiến lược mới, hoạt động can thiệp vũ trang ở nước ngoài của Mĩ tăng hơn gấp 3 lần so với thời kì Chiến tranh lạnh. Những năm đầu thập niên 90, Mĩ còn tranh thủ sự đồng tình của Liên Hợp quốc, nhưng từ năm 1998 trở đi, Mĩ đơn phương hoặc cùng NATO thực hiện chính sách pháo hạm mới mà quan tâm đến những nguyên tắc kinh điển và chuẩn mực của luật pháp quốc tế” (Trần Bá Khoa, Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.23) a) Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng mở rộng ảnh hưởng từ châu Âu sang châu Á. b) Từ năm 1998, Mỹ đơn phương cùng với NATO phát động một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới để chống Nga. c) Để theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ đã mở rộng hoạt động can thiệp vũ trang ra nước ngoài. d) Trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ đã kiểm soát được Liên hợp quốc để phục vụ cho mưu đồ của mình.

Xem chi tiết 27 lượt xem 4 tuần trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp... Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế... Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.., việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân". (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, 1991, tr.53-54) a) Đoạn tư liệu phản ánh bài học kinh nghiệm của Đảng về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. b) Đổi mới về kinh tế tạo ra cơ sở lý luận để tiến hành thành công đổi mới về chính trị, văn hóa. c) Đổi mới hệ thống chính trị cần được tiến hành đầu tiên để không gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. d) Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cần được tiến hành sớm.

Xem chi tiết 29 lượt xem 4 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Thực tế đã chứng tỏ sự lựa chọn khâu đột phá đổi mới tư duy kinh tế là hoàn toàn đúng đắn và thật sự sáng suốt. Đổi mới tư duy kinh tế để hình thành những chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn, kịp thời đã đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế. Cũng phải từ những đổi mới về kinh tế chúng ta mới nhận rõ những gì cần đổi mới, nên đổi mới như thế nào trong các lĩnh vực khác, nhất là trong lĩnh vực chính trị, tránh đổi mới một cách chủ quan. Những đổi mới tư duy trên các lĩnh vực khác - vì vậy - đều đã có sự chín muồi nhất định từ những tư duy kinh tế mới”. (Tô Huy Rứa, Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.473) a) Đoạn tư liệu phản ánh về vai trò của đổi mới lý luận đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. b) Chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn, kịp thời của Đảng là khâu đột phá trong quá trình đổi mới đất nước. c) Đổi mới về tư duy kinh tế có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hệ thống chính trị. d) Đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng đã tạo ra những chuyển biến tích cực, thúc đẩy sự phát triển đất nước.

Xem chi tiết 53 lượt xem 4 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nhân dân và Chính phủ Việt Nam khẩn thiết kêu gọi Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc độc lập, các nước trong Phong trào không liên kết, các nước bầu bạn, các đảng cộng sản và công nhân, nhân dân tiến bộ toàn thế giới tăng cường đoàn kết với Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, đòi những người cầm quyền Bắc Kinh phải lập tức chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội của chúng ra khỏi Việt Nam. Nhân dân ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia đã từng kề vai sát cánh chiến đấu và chiến thắng bọn đế quốc xâm lược, ngày nay càng tăng cường đoàn kết đánh bại chính sách phản động của những người cầm quyền Trung Quốc” (Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc, báo Hà Nội Mới, Số 3426, 18/2/1979, tr.1) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết xung đột với Trung Quốc bằng biện pháp hoà bình. b) Trước cuộc tấn công biên giới của Trung Quốc, Việt Nam đã ra Tuyên bố kêu gọi các nước đoàn kết và ủng hộ Việt Nam. c) Năm 1979, Việt Nam sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh nhằm mục đích cao nhất là buộc Trung Quốc rút hết quân đội về nước. d) Trước lời kêu gọi của Việt Nam, các nước đã viện trợ quân sự cho Việt Nam để đánh thắng quân đội Trung Quốc.

Xem chi tiết 39 lượt xem 4 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989, với sản lượng lương thực 21,4 triệu tấn, chúng ta đã vươn lên không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và thay đổi cán cân xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất, thực hiện chính sách khoán trong nông nghiệp, xóa bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung - cầu lương thực, thực phẩm trên phạm vi cả nước. (Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo dục, 2006, tr.392) a) Nhờ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đến năm 1990, Việt Nam cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu lương thực. b) Để khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất, Đảng đã thực hiện chính sách khoán ruộng đất theo hộ. c) Theo đoạn tư liệu trên, đến năm 1990, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng hàng đầu thế giới. d) Những chuyển biến về lương thực - thực phẩm sau năm 1986 chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.

Xem chi tiết 42 lượt xem 4 tuần trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau đây: Chỉ một ngày sau khi Sài Gòn được giải phóng, ngày 1/5/1975, chính quyền Pôn Pốt (Campuchia Dân chủ) đã cho quân tiến đánh nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam, từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Ngày 4/5/1975, quân đội Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc mưu đồ chiếm đảo này và ngày 10/5/1975, đổ bộ lên quần đảo Thổ Chu của Việt Nam cách xa lãnh thổ Campuchia. Quân đội Pôn Pốt đã bắn giết nhiều người dân và bắt đi 515 người khác. Mặc dù phía Việt Nam đã phản đối nhưng quân Campuchia Dân chủ vẫn không chịu rút khỏi Thổ Chu. (Trần Đức Cường, Lịch sử Việt Nam, Tập 14, Từ năm 1975 đến năm 1986, Nxb Khoa học Xã hội, 2017, tr.31) a) Từ năm 1975, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh chống Mỹ sang đấu tranh chống các thế lực phản động ở Campuchia. b) Đoạn tư liệu trên phản ánh đầy đủ những biện pháp cứng rắn của Việt Nam trước hành động xâm phạm của chính quyền Pôn Pốt. c) Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Pôn Pốt thường xuyên tiến hành các hoạt động quấy rối biên giới của Việt Nam. d) Hoạt động chống phá Việt Nam của chính quyền Pôn Pốt đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

Xem chi tiết 24 lượt xem 4 tuần trước