Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những 5 còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, tr.80) a) Đoạn tư liệu phản ánh chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2001. b) Từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng chủ trương chú trọng lấy nông, lâm, ngư nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu. c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. d) Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.

Xem chi tiết 32 lượt xem 1 tháng trước

Cho đoạn tư liệu sau: “Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996, tr.91) a) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. b) Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là chính sách phát triển mang tính chiến lược của Việt Nam.  c) Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công hiện đại hóa đất nước. d) Phải thực hiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì kinh tế Việt Nam mới không chệch sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.

Xem chi tiết 23 lượt xem 1 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, từng bước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu và tiến lên với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đến năm 2000, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới”. (Nguyễn Ngọc Mão, Lịch sử Việt Nam, Tập 15, Từ năm 1986 đến năm 2000, Nxb Khoa học Xã hội, 2017, tr.346) a) Theo đoạn tư liệu trên, đến năm 2000, kinh tế Việt Nam đã trở thành nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. b) Đến năm 2000, những mục tiêu đặt ra trong công cuộc đổi mới của Việt Nam từ năm 1986 đã thành công. c) Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã đề ra chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện. d) Sau 15 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng, từng bước phát triển đi lên.

Xem chi tiết 42 lượt xem 1 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Trước năm 1945, nước Việt Nam hầu như không có tên trên bản đồ thế giới. Đến năm 1950, qua năm năm kháng chiến anh dũng, nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, có quan hệ với nhiều phong trào nhân dân tiến bộ trên thế giới và có đại diện ở một số nước. Nhờ thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của mình và đường lối đổi mới của Đảng, ngày nay Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với hầu hết các nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương, trong đó có tất cả các nước lớn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế khác”. (Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.423) a) Đoạn tư liệu phản ánh những bước tiến về ngoại giao của Việt Nam trong thế kỷ thứ XXI. b) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi ra đời đã được các quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. c) Ngoại giao hiện đại của Việt Nam chỉ được tiến hành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. d) Nhờ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới, uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Xem chi tiết 22 lượt xem 1 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Thực tế đã chứng tỏ sự lựa chọn khâu đột phá đổi mới tư duy kinh tế là hoàn toàn đúng đắn và thật sự sáng suốt. Đổi mới tư duy kinh tế để hình thành những chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn, kịp thời đã đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế. Cũng phải từ những đổi mới về kinh tế chúng ta mới nhận rõ những gì cần đổi mới, nên đổi mới như thế nào trong các lĩnh vực khác, nhất là trong lĩnh vực chính trị, tránh đổi mới một cách chủ quan. Những đổi mới tư duy trên các lĩnh vực khác - vì vậy - đều đã có sự chín muồi nhất định từ những tư duy kinh tế mới”. (Tô Huy Rứa, Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.473) a) Đoạn tư liệu phản ánh về vai trò của đổi mới kinh tế đối với sự phát triển của Việt Nam. b) Trong đường lối đổi mới, Đảng đã chọn đổi mới tư duy kinh tế là khâu đột phá. c) Đổi mới chính trị, văn hóa và tư tưởng tạo cơ sở quan trọng để đổi mới về kinh tế. d) Đổi mới kinh tế được Đảng ta thực hiện đúng đắn và có nhiều chuyển biến tích cực.

Xem chi tiết 46 lượt xem 1 tháng trước

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau: “Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm (2001 - 2005) là 7,51% và phát triển tương đối toàn diện. Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn kết kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.14) a) Thành tựu nổi bật nhất của giai đoạn (2001-2005) là đã triệt để hoàn thành công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. b) Thành tựu trên nhiều lĩnh vực đã phản ánh đường lối đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp. c) Trong suốt quá trình đổi mới, tốc độ tăng trưởng luôn tăng đều theo từng năm đã thay đổi diện mạo đất nước. d) Thành tựu có được do tác động tích cực của những cơ chế, chính sách đã ban hành và triển khai trong thực tiễn.

Xem chi tiết 30 lượt xem 1 tháng trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: Sau quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế bắt nguồn từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc nhanh chóng đạt được những thành tựu ngoạn mục về tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng và thu hút FDI. Chỉ sau hơn 30 năm, Trung Quốc vươn mình trở thành cường quốc kinh tế, đứng thứ ba về tiếp nhận FDI sau Mỹ và Anh, dẫn đầu thế giới về thương mại hàng hóa, GDP danh nghĩa xếp thứ hai sau khi vượt qua Đức năm 2007 và Nhật Bản năm 2010 (Oehler-Sincai, 2010). Việc gia nhập Tổ chức WTO vào năm 2011 giúp Trung Quốc mở rộng cánh cửa hợp tác thương mại với các quốc gia và khu vực trên thế giới, tạo thời cơ bứt phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chỉ sau 3 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã đuổi kịp Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á và thế giới”. (Huỳnh Thái Huy, Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và hệ quả đến các quốc gia ASEAN-6, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á, số 2 (2018),tr.56-84) a) Đoạn tư liệu phản ánh đầy đủ sự phát triển của Trung Quốc trên các lĩnh vực. b) Đến năm 2010, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thếg giới. c) Đầu thế  kỷ XXI, Trung Quốc từng bước trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu ở châu Á. d) Cuộc cải cách và mở cửa, cùng với việc gia nhập WTO là nhân tố thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển.

Xem chi tiết 31 lượt xem 1 tháng trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nắm giữ vị trí địa - chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á, với một nền kinh tế phát triển, đứng trong hàng ngũ Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển (G20) và OECD, có tiềm lực quốc phòng vững chắc, cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ về làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên thế giới, Hàn Quốc có được sức mạnh quốc gia tương đối cao. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng để Hàn Quốc trở thành quốc gia tầm trung. Trên cơ sở đó, nhận thức về sức mạnh quốc gia của mình, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc qua các thời kỳ đã xây dựng quyết tâm chính trị nhằm đưa Hàn Quốc vươn ra thế giới, tiến tới tự định danh và được công nhận vị thế quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế. (Nguyễn Thu Phương, Xây dựng vị thế, thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc, Tạp chí Cộng sản, ngày 11/2/2022) a) Nhờ những chính sách hợp lý, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi trên thế giới. b) Cùng với sự phát triển kinh tế, Hàn Quốc có tiềm lực quốc phòng vững chắc và sự lan toả mạnh mẽ về văn hoá c) Sự phát triển kinh tế là cơ sở quan trọng để Hàn Quốc thực hiện chính sách đối ngoại tích cực chủ động. d) Với sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, Hàn Quốc đã khẳng định vị thế siêu cường chính trị.

Xem chi tiết 32 lượt xem 1 tháng trước

Cho đoạn tư liệu sau đây: “Việc mở rộng từ ASEAN 6 đến ASEAN 10 đã nâng cao vị thế của tổ chức này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế. Ngôi nhà chung ASEAN, bao gồm 10 nước Đông Nam Á, được xây dựng trên nền móng những lợi ích chung về an ninh - chính trị sẽ góp phần ngăn chặn những mâu thuẫn bên trong và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực. Xét về khía cạnh kinh tế, việc mở rộng ASEAN sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường thương mại và đầu tư nội khối. Việc phát huy những lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu sản xuất ngành hàng, nguồn lao động và khả năng tiếp thu công nghệ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nhóm nước cũ và mới trong ASEAN”. (Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008, tr.569) a) Việc mở rộng ASEAN đã thúc đẩy nền kinh tế thương mai của các quốc gia Đông Nam Á phát triển. b) Việc mở rộng từ ASEAN 6 đến ASEAN 10 đã ngăn chặn được mọi mâu thuẫn giữa nội bộ các nước ASEAN. c) Từ ASEAN 6 đến ASEAN 10 đã làm cho ý tưởng về việc hình thành ngôi nhà chung ở Đông Nam Á thành hiện thực. d) Với ASEAN 10, tổ chức này sẽ có sức mạnh và tiếng nói có trọng lượng hơn trong hệ thống kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tháng trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI  Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế này luôn chìm trong tình trạng trì trệ trong suốt 20 năm qua. Để vực dậy nền kinh tế, Thủ tướng Shinzo Abe đã ban hành chính sách kinh tế Abenomics (có nghĩa là kinh tế học của Thủ tướng Abe, được ghép từ Abe và economics). Bên cạnh những tác động rõ ràng đối với kinh tế Nhật Bản, chính sách kinh tế Abenomics còn tạo được những ảnh hưởng tích cực đến quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam - một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách đối ngoại, kinh tế, an ninh và chính trị của Nhật Bản. (Kim Ngọc, Chính sách kinh tế của Nhật Bản và tác động của nó đến Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 12/2017, tr.46) a) Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 làm cho nền kinh tế Nhật Bản không giữ được vị trí số 3 thế giới. b) Từ năm 1991 đến năm 2017, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển xen kẽ khủng hoảng, suy thoái. c) Thủ tướng Shinzo Abe đã ban hành chính sách kinh tế Abenomics nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ. d) Chính sách kinh tế Abenomics là cơ sở tiên quyết để Nhật Bản thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Xem chi tiết 26 lượt xem 1 tháng trước