Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Một khi cuộc cách mạng của Apple - máy tính cá nhân - Windows chứng tỏ cho mọi người thấy giá trị của khả năng số hóa thông tin và kiểm soát thông tin trên máy tính và các phần mềm văn bản, và một khi trình duyệt khiến internet trở nên sống động và cho phép các trang web có thể nhảy múa, hát và trình diễn, thì tất cả mọi người đều muốn số hóa mọi thứ càng nhiều càng tốt để họ có thể gửi những thông tin này tới người khác qua internet”. (Thômát L. Phờriman, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr.91) a) Đoạn tư liệu cung cấp một số thông tin về thành tựu trên lĩnh vực công cụ của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. b) “Máy tính cá nhân”, “Windows”, “Internet” là những thành tựu tiêu biểu được khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. c) Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hóa. d) Chỉ khi có sự xuất hiện của internet, con người mới nảy sinh nhu cầu trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau.

Xem chi tiết 26 lượt xem 1 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn. Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghệ này, đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Gọi taxi, đặt vé máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hay xem phim... đều có thể được thực hiện từ xa. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn và năng suất hơn”. (Nguyễn Hoàng Hà (2018). Vấn đề việc làm và quan hệ lao động trong cách mạng công nghệ lần thứ tư. Trong Hội thảo khoa học Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với việc cải cách hệ thống pháp luật Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 175-88) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh đầy đủ những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới đời sống của con người. b) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho con người dễ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp. c) Nhờ có sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, mọi hoạt động của con người đều phải tiến hành một cách trực tiếp. d) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa người sản xuất và người tiêu dùng đến gần nhau hơn.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều người đã đưa ra những “dự đoán tương lai” phong phú. Phổ biến nhất là dự đoán cho rằng lao động hiện tại sẽ bị AI, Robot và IoT thay thế. Một trong những dự đoán thuộc kiểu này cho rằng đến năm 2035, 34% lao động tại Anh, 42% lao động tại Mĩ, 49% lao động tại Nhật Bản sẽ bị AI và Robot thay thế. Năm 2035, tức là sau 15 năm nữa, người ta cũng dự đoán rằng do lái xe tự động mà 98% lao động trong ngành vận tải (taxi, xe buýt, vận chuyển bằng xe tải) sẽ thất nghiệp, các cửa hàng sẽ dần không còn người phục vụ và số lượng người lao động trong lĩnh vực tài chính, bác sĩ, luật sư cũng giảm mạnh” (Manabu Sato, (Nguyễn Quốc Vương dịch), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục, Nxb Dân trí, Hà Nội, 2023, tr.12) a) Đoạn tư liệu trên đưa ra những dự đoán về sự thay đổi của lực lượng lao động dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. b) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác động đa chiều cho lực lượng lao động trong tương lai. c) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến nguy cơ tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ gia tăng. d) AI, Robot đã thay thế sức lao động của con người trong mọi lĩnh vực sản xuất vật chất hiện nay.

Xem chi tiết 27 lượt xem 1 tháng trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Toàn cầu hóa, xét về bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị-xã hội của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa, xét về phạm vi kinh tế, là quá trình phát triển, đan xen của các thị trường tài chính, hàng hóa, dịch vụ,... giữa các quốc gia, khu vực do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCs)” (Phùng Xuân Nhạ, Công nghiệp hoá rút ngắn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: Hiện thực hay kỳ vọng, Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ hai, 382) a) Đoạn tư liệu phản ánh rất rõ về bản chất của toàn cầu hoá trong cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. b) Xu thế Toàn cầu hoá hình thành và phát triển chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ. c) Theo đoạn tư liệu trên, quá trình toàn cầu hoá được gắn liền với các công ty xuyên quốc gia. d) Toàn cầu hoá đã góp phần xoá bỏ ranh giới giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế, chính trị.

Xem chi tiết 28 lượt xem 1 tháng trước