Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Để đối phó với cuộc khủng hoảng, giai cấp tư sản đã tăng cường bóc lột công nhân, phá hoại sản xuất, tiêu hủy sản phẩm nhằm duy trì giá cả lũng đoạn. Ở một số nước, chúng công khai xóa bỏ nền dân chủ đại nghị và thiết lập chế độ phát xít như ở Italia (1932), ở Đức (1933) và ở Nhật Bản (1929 - 1936). Sau khi thiết lập, chính quyền phát xít đã thi hành những chính sách cực kỳ phản động: về đối nội thì tiến hành khủng bố tàn bạo; về đối ngoại thì liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược như: Italia xâm lược Êtiôpia (1935 - 1936), Đức xâm lược vùng phi quân sự sông Ranh (1936), Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc (1937),... Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đã làm cho các nước để quốc phân chia thành hai khối thù địch nhau: khối Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp - Mỹ”. (Nguyễn Văn Ánh, Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.436) a.Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền dân chủ đại nghị trên thế giới đã bị xóa bỏ. b.Chế độ phát xít hình thành dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. c.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến những cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới. d.Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền dân chủ đại nghị trên thế giới được thiết lập lại.

Xem chi tiết 23 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở Đại hội VII, Việt Nam tham dự với tư cách là một đảng độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản (QTCS). Với tư cách là một tổ chức và lần đầu tham gia, Đảng đã có tiếng nói và vị thế của minh tại Đại hội. Trong số 46 ủy viên chính thức đại điện 23 nước trên thế giới thì Lê Hồng Phong là một trong hai ủy viên chính thức đại biểu của các nước thuộc địa trong QTCS. Đây là sự khẳng định kết quả những đóng góp của QTCS với cách mạng Việt Nam và đồng thời cũng khẳng định sự trưởng thành và đóng góp của cách mạng Việt Nam với QTCS - Bộ tham mưu của các Đảng Cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc”. (Trình Mưu, Cần đánh giá đúng về Quốc tế Cộng sản đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, 2009, tr.61) a.Từ năm 1935, Việt Nam là đảng độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. b.Tổng bí thư Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Đại hội VII. c.Tham dự các kỳ Đại hội của Quốc tế Cộng sản có đại biểu của các nước thuộc địa. d.Quốc tế Cộng sản trở thành Bộ tham mưu của các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam.

Xem chi tiết 27 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây:    “Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản tiến hành ở Mátxcơva từ ngày 2 đến 6/3/1919, có đại biểu của các chính đảng công nhân nhiều nước châu Âu như Nga, Đức, Áo, Hunggari, Pháp, Bungari, Ba Lan, Phần Lan... Đại biểu Mĩ cũng tham dự đại hội. Lần đầu tiên, Đại hội có mặt đại biểu một số nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên... Như vậy, Quốc tế III đã mở rộng phạm vi hoạt động sang cả phong trào giải phóng dân tộc. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh và Tuyên ngôn gửi những người vô sản toàn thế giới”. (Vũ Dương Ninh, Lịch sử Quan hệ quốc tế từ thời cận đại đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Đại học Sư phạm, 2012, tr.140) a.Đoạn tư liệu trên phản ánh về đại hội thành lập tổ chức Quốc tế đầu tiên trên thế giới. b.Quốc tế Cộng sản ra đời trong bối cảnh nhiều chính đảng công nhân ở châu Âu hình thành. c.Tham dự đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản có đại biểu của công nhân ở tất cả các châu lục. d.Từ năm 1919, Quốc tế Cộng sản có quan tâm đến vấn đề giải phóng dân tộc ở châu Á.

Xem chi tiết 26 lượt xem 3 tuần trước

II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở trong nước, các nước tư bản chủ nghĩa đều phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 đã đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Tình thế cách mạng đã hình thành ở nhiều nước châu Âu như Đức, Hunggari, Italia và nhiều nước khác. Khủng hoảng chính trị xã hội, khủng hoảng kinh tế cùng với những bất lợi về mặt đối ngoại, khiến cho cơ sở của CNTB ở châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh (1918 - 1923) thực sự ở trong tình trạng không ổn định”. (Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006, tr.76) a. Đoạn tư liệu phản ánh những khó khăn của các nước tư bản châu Âu giai đoạn 1918 - 1923. b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh đến tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Âu. c. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 đã làm nền chính trị châu Âu khủng hoảng, đưa đến sự ra đời của các nước cộng hòa. d. Đức, Hunggari, Italia và nhiều nước khác đã tiến lên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết 26 lượt xem 3 tuần trước