Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những 5 còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, tr.80) Nhận định Đúng Sai a) Đoạn tư liệu phản ánh chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2001.     b) Từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng chủ trương chú trọng lấy nông, lâm, ngư nghiệp là mặt trận kinh tế hàng đầu.     c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.     d) Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế.    

Xem chi tiết 260 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai.  Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là một tổng thể liên kết nhiều trọng điểm. Tính tương đối trong trọng điểm chiến lược của Mĩ tăng lên, nó không tuyệt đối một khu vực ảnh hưởng nào trên thế giới mà tham vọng mở rộng từ Âu sang Á với thế gọng kìm. Với chiến lược mới, hoạt động can thiệp vũ trang ở nước ngoài của Mĩ tăng hơn gấp 3 lần so với thời kì Chiến tranh lạnh. Những năm đầu thập niên 90, Mĩ còn tranh thủ sự đồng tình của Liên Hợp quốc, nhưng từ năm 1998 trở đi, Mĩ đơn phương hoặc cùng NATO thực hiện chính sách pháo hạm mới mà quan tâm đến những nguyên tắc kinh điển và chuẩn mực của luật pháp quốc tế” (Theo: Trần Bá Khoa, Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mĩ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.23) Nhận định Đúng Sai a) Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ có tham vọng mở rộng ảnh hưởng từ châu Âu sang châu Á.     b) Từ năm 1998, Mỹ đơn phương cùng với NATO phát động một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới để chống Nga.     c) Để theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ đã mở rộng hoạt động can thiệp vũ trang ra nước ngoài.     d) Trong chính sách đối ngoại của mình, Mỹ đã kiểm soát được Liên hợp quốc để phục vụ cho mưu đồ của mình.    

Xem chi tiết 111 lượt xem 2 tháng trước

Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Trước năm 1945, nước Việt Nam hầu như không có tên trên bản đồ thế giới. Đến năm 1950, qua năm năm kháng chiến anh dũng, nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, có quan hệ với nhiều phong trào nhân dân tiến bộ trên thế giới và có đại diện ở một số nước. Nhờ thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của mình và đường lối đổi mới của Đảng, ngày nay Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với hầu hết các nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương, trong đó có tất cả các nước lớn. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, xã hội khu vực và quốc tế khác”. (Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975: Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.423) Nhận định Đúng Sai a) Đoạn tư liệu phản ánh những bước tiến về ngoại giao của Việt Nam trong thế kỷ thứ XXI.     b) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi ra đời đã được các quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.     c) Ngoại giao hiện đại của Việt Nam chỉ được tiến hành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.     d) Nhờ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới, uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.    

Xem chi tiết 298 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (2,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 7 đến câu 8. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh đọc tư liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d). Lưu ý: đánh dấu X vào cột đúng/ sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “….. xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển sau đây: - Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. - Năm nước lớn: Nga, Mĩ, Trung Quốc, Anh, Pháp (tức năm nước Ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an) tiến hành thương lượng, thỏa hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới”. (Theo: Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, 2006, tr.424) Nhận định Đúng Sai a) Đoạn tư liệu trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh.     b) Liên hợp quốc là tổ chức nắm giữ vai trò chi phối sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.     c) Xu thế đối thoại, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo của thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XX.     d) Các nước lớn trong Hội đồng bảo an thoả thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng trong trật tự đa cực.    

Xem chi tiết 425 lượt xem 2 tháng trước