Danh sách câu hỏi
Có 7,487 câu hỏi trên 150 trang
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một khía cạnh nội dung chủ đề của truyện ngắn sau:
CON CŨNG HIỂU…
Hai chị em Thảo và Sơn vừa khiêng rổ ngô vừa trò chuyện rất rôm rả. Cu Sơn bỗng dừng lại rồi đặt phịch rổ ngô xuống đất, làm văng mấy bắp ra ngoài. Nó lấy tay xoa xoa dòng mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, rồi vừa hổn hển thở, vừa cười, hở cả hàm răng sún với chị:
– Bác Lân thế mà dại chị nhỉ? Bác ấy thu hoạch ngô mà để sót ơi là sót.
Thảo đang loay hoay nghiêng rổ, dồn ngô sang phía mình để cho Sơn đỡ nặng, cũng bật cười:
– Thì bác ấy có dại, chị em mình mới mót được bao nhiêu là ngô chứ. Chốc nữa về chắc là mẹ vui lắm đây.
Đúng là mẹ vui thật. Nhìn mẹ cứ xem hết bắp này đến bắp khác thì biết. Nhưng sao mẹ chỉ vui chốc lát rồi lại tỏ ra đăm chiêu, suy nghĩ. Chợt mẹ hỏi:
– Hôm nay hai con mót ngô của nhà ai mà được những ngần này?
– Dạ… Của nhà bác Lân mẹ ạ! Sơn nhanh nhẩu trả lời
– Của bác Lân ư? Mẹ hỏi lại và nhìn vào mắt Thảo như dò hỏi. Sợ mẹ hiểu lầm, Thảo vội nói:
– Chúng con mót ở vườn nhà bác Lân thật mà… Chẳng lẽ…
– Mẹ biết chứ. Nhưng hai con có hiểu vì sao hôm nay bác Lân lại để sót nhiều ngô vậy không?
Thảo lắc đầu, không hiểu. Thế mà cu Sơn đã lanh chanh trả lời:
– Vì bác ấy dại lắm mẹ ạ – Nó tìm bắp ngô to nhất lên khoe – Bắp này là của con mót được. Chị Thảo nhỉ? Lúc đầu con thấy nó nằm gần rổ nhà mình, tưởng là bác ấy làm rơi ra, con nhặt trả lại cho bác ấy. Bác Lân bảo: “Cháu mót được là phần của cháu chứ”.
– Các con ơi…. Mẹ hiểu rồi. Bác ấy làm ra những bắp ngô này phải chịu một nắng, hai sương, vất vả lắm. Nhưng các con ạ, bác ấy thấy nhà mình mùa này vì vườn thấp bị úng nước, mất trắng vườn ngô nên bác ấy muốn giúp đỡ khéo ấy mà… Tình làng nghĩa xóm quý hóa thế đấy… Các con có hiểu không?
Thảo xúc động, phải gật đầu mấy lần mới đáp thành tiếng: “Con hiểu ạ!”. Còn cu Sơn, không biết có hiểu gì không mà cứ ngơ ngác hết nhìn chị lại nhìn mẹ. Khi mẹ mỉm cười, nhìn nó, nó cũng gật đầu:
– Con cũng hiểu mẹ ạ. Kìa mẹ, đi luộc ngô đi. Con đói ơi là đói…
(Thái Chí Thanh, Vanvn.vn, cập nhật ngày 03/04/2023)
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đoàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son. […]
(Trích Chiều thu – Nguyễn Bính, Thơ Việt Nam 1945 – 1975,
NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1976, tr.25)
* Nguyễn Bính (1918 – 1966) là tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Với những bài thơ đậm nét phong cách dân gian, ông trở thành một trong những nhà thơ làm nên “một thời đại trong thi ca”. Từ khi xuất hiện trên thi đàn dân tộc, những bài thơ lục bát tài hoa, đậm đà sắc thái ca dao của Nguyễn Bính đã đi vào lòng người bởi sự gắn bó với cội nguồn, với “hồn xưa đất nước”.