Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Sang Tiệp tròn một năm, Tân được thư của mẹ báo tin Nghĩa vào bộ đội. Nhận giấy gọi vào Bách Khoa trước giấy gọi nhập ngũ, vậy mà Nghĩa nhất định không nghe theo lời bàn của cha mẹ. Cái thằng ấy tính nó như thế từ bé. Tân không nhớ cụ thể, chỉ nhớ là từ bé Nghĩa đã sinh nhiều rắc rối cho gia đình. Khác với các anh chị, Nghĩa thường xuyên trái ý cha. Ông rất hiền, rất trầm tính, nên có lúc nào ông bực dọc, ông nổi cáu có thể biết ngay là vì thằng Nghĩa. Như trong lá thư của mẹ gửi Tân, thì việc Nghĩa khăng khăng khước từ giấy gọi đại học đã khiến hai cha con xung khắc đến mãi tận hôm Nghĩa lên đường. Mẹ thì tất nhiên là thương xót hết mực thằng con út không có được đường đời dễ dàng, êm thấm như các anh chị của nó.
(Bảo Ninh, Gọi con, theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 12,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
Nhân vật nào được tập trung khắc họa trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Lần đầu tiên chị biết được cảm giác run rẩy khi người đàn ông chạm tới là khi con Thảo vốn nghịch ngợm đã cầm ngón tay ám khói của Tráng dí vào cái bớt lọ (vết sậm màu ở ngoài da, thường do bẩm sinh) trong mí tóc mai của chị.
– Đó! Cậu chùi đi! Con chùi hoài mà nó không chịu sạch! – Nó cười khăng khắc, một chân dậm đồm độp trên giường, cánh tay tròn ống chỉ cầm chắc tay của cậu Tráng mà miết tới miết lui bên tai chị như điều khiển cái bàn chải.
– Đố Thảo biết sao má có cái bớt này? – Tráng nói, hơi thở gần đến mức chị muốn choáng váng. – Tại vì hồi mới sanh má, ngoại trét lọ chảo lên đây để làm dấu nè nghe!
– Sao phải làm dấu hả ngoại? – Con bé kéo thêm má chị vào cuộc. Bà ngoại chỉ cười, nụ cười mãn nguyện rồi lặng lē quay lại với bếp lửa.
– Làm dấu đặng để dành cho cậu mà! – Tráng nói hể hả và cười hệch hạc.
Từ chiếc áo màu lá cây của anh toát ra cái mùi kì lạ làm đầu óc chị chao đảo. Phải huy động hết sức mình chị mới nhấc nổi tay lên chạm vào vùng ngực ấy để đẩy anh ra. Anh lùi xa chị vài bước và nhìn chằm chặp vào mặt chị bằng ánh mắt trêu chọc, còn chị thì bủn rủn đứng lên cười mếu máo.
(Dạ Ngân, Trên mái nhà người phụ nữ, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Các chi tiết “cảm giác run rẩy”, “Từ chiếc áo màu lá cây của anh toát ra cái mùi kì lạ làm đầu óc chị chao đảo” (in đậm) trong đoạn trích khắc hoạ nhân vật “chị” qua phương diện nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi nào rừng, đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!...
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
Câu nói: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!...” thể hiện tư tưởng gì?