Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:  Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.  Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.  Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.  Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 155) Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:     Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.     Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.     Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.     Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.     Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.     Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,… cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…).     Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.     Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.     Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 77 – 79) Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:  Tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).  Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (Liên hợp quốc).  Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.  Đến năm 2011, Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của Liên hợp quốc là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 – 7 – 2011.  Liên hợp quốc hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau:  - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.  - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.  - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.  - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.  - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.  (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 5 – 7) Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:     Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đông minh. Đó là: 1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.     Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 –1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudoven (Mĩ) và U. Sớcsin (Anh).     Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:     - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.     - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.     - Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.     Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu , quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.     Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.     Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2 - 8 – 1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.     Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 4 – 6). Vấn đề nào sau đây không được thảo luận tại Hội nghị Ianta (2/1945)
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Lượng khách quốc tế đến từ 10 thị trường nguồn hàng đầu đạt 12.861.000 lượt, chiếm 83% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018. Lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 80 triệu lượt, tăng 9% so với năm 2017, trong đó có khoảng 38,6 triệu lượt khách có sử dụng dịch vụ lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch năm 2018 đạt 637 nghìn tỷ đồng (tăng 17,7% so với năm 2017). Trong đó tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 383 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,1%), tổng thu từ du lịch nội địa đạt 254 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,9%). Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2050, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, website:www.vietnamtourism.gov.vn) Cho biết lượng khách du lịch nội địa chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong tổng lượt khách du lịch quốc tế và nội địa ở nước ta năm 2018?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114  Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. Ngành sản xuất điện ở Việt Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 38.676 MW tính tới tháng 10/2016. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng điện thương phẩm ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,84% trong giai đoạn từ 2011 – 2015.  Các nhà máy sản xuất điện ở Việt Nam tập trung vào ba nhóm chính: thủy điện, nhiệt điện chạy than, và nhiệt điện chạy khí. Về công suất lắp đặt, năm 2016 nhóm thủy điện có tổng công suất lớn nhất (17.022 MW), theo sau là nhiệt điện than (12.705 MW) và nhiệt điện khí (7.684 MW). Về cơ cấu sản lượng, nhóm nhiệt điện than có sản lượng điện cao nhất trong 10 tháng đầu năm 2016 ( 54,7 tỷ kWh – 37,1% tổng sản lượng điện toàn ngành). Theo sau là thủy điện (52,4 tỷ kWh – 35,5% tổng sản lượng toàn ngành) và nhiệt điện khí (38,5 tỷ kWh – 26% tổng sản lượng điện toàn ngành).  Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi rõ rệt, nếu như giai đoạn 1991 – 1996 thủy điện luôn chiếm hơn 70% thì hiên nay ưu thế lại nghiêng về nhiệt điện từ than và khí với khoảng 64,5% (năm 2016). Tiềm năng thủy điện ở Việt Nam không còn nhiều và không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, một nhược điểm của nhà máy thủy điện là chịu ảnh hưởng của thời tiết, dẫn đến mất cân đối trong nguồn cung điện năng cả năm với tình trạng thiếu điện vào mùa khô. Bên cạnh việc khai thác lợi thế từ các nhà máy nhiệt điện than, Việt Nam cũng cần quan tâm tới các nguồn năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu năng lượng của tương lai mà vẫn đảm bảo đươc các mục tiêu của Chính phủ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và các chỉ tiêu về biến đổi khí hậu. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra đối với ngành điện Việt Nam. (Nguồn: Vietcombank Sercurities,“Báo cáo ngành điện 2016” và http://nangluongvietnam.vn ) Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta hiện nay là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111     Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, Việt Nam có 30.827 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.     - Theo lĩnh vực: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 214,2 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD (chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư).     - Theo đối tác đầu tư: Trong tháng 12/2019, Honduras, Iceland và Litva là 3 đối tác đã có dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên con số 135. Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 67,71 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 59,3 tỷ USD (chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.     - Theo địa bàn: ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với 47,34 tỷ USD; tiếp theo là Bình Dương với 34,4 tỷ USD; Hà Nội với 34,1 tỷ USD.     Việt Nam là quốc gia thu hút vốn FDI lớn và nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Khu vực FDI hiện nay giữ vai trò chủ đạo trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta, chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu và gần 57,4% kim ngạch nhập khẩu. (Nguồn: http://www.mpi.gov.vn/, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta là lĩnh vực
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111  Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất và tiếp tục tăng lên, tiếp đến là khu vực Nhà nước – có xu hướng giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang tăng lên nhanh.  Theo Tổng cục thống kê, thống kê sơ bộ năm 2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta đạt khoảng 4,417 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 3,329 tỷ đồng, chiếm 75,4% tổng mức bán lẻ hàng hoá và tăng 12,2% so với năm 2017. Đây là kết quả của việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng của người dân.  Hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) phát triển nhanh chóng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Những tập đoàn và công ty lớn đang chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam là Co.op Mart,mart Central Group, AEON group, Vingroup, Lotte Mart, E-Mart. Trong đó Vingroup sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị Vinmart và 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Các kênh bán lẻ trực tuyến (thương mại điện tử) cũng cạnh tranh gay gắt. Những tên tuổi lớn trong sàn thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki.  Việt Nam là thị trường bán lẻ rất tiềm năng nhờ ưu thế về lượng dân số lớn, trẻ và ưa thích kết nối. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, thu nhập gia tăng... là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp bán lẻ tận dụng sự phát triển của công nghệ, đi tắt đón đầu, cạnh tranh thành công với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. (Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 137, Tổng cục Thống kê, http://tapchitaichinh.vn/) Nhận xét đúng về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta phân theo thành phần kinh tế là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102     Khái niệm sóng đối với chúng ta dường như quá hiển nhiên và theo trực giác chúng ta thường gắn nó với một chuyển động nào đó. Ném một hòn đá xuống nước – trên mặt nước sẽ có một sóng chạy. Và nếu như khi đó trên mặt nước có một cái phao nhỏ thì chúng ta thấy rằng nó không dịch chuyển theo hướng truyền sóng, mà nó chỉ dao động lên xuống tại chỗ. Vậy thì cái gì chuyển động khi có sóng truyền qua? Ta hãy xét một ví dụ.     Người ta kể rằng nữ hoàng Elizabeth, con gái của Nga hoàng Piot đệ nhất, muốn rằng thời điểm trang trọng của lễ đăng quang phải được chào đón bằng tràng đại bác bắn từ pháo đài Petropavlovski ở thủ đô mới là Saint Peterburg. Mà theo luật lệ, lễ đăng quang của Nga hoàng phải diễn ra tại nhà thờ Uspenski ở Moskva. Ở thời đại chúng ta sự truyền bất cứ thông tin gì cũng thật dễ dàng, chỉ cần gửi một tín hiệu vô tuyến, là việc bắn đại bác diễn ra sẽ kịp thời ngay. Nhưng vào thời điểm đó, chuyện ấy không phải đơn giản, người ta phải nghĩ ra cách báo tin kịp thời thời điểm giáo chủ đội vương miện cho nữ hoàng.     Và thế là trên suốt quãng đường từ nhà thờ ở Moskva đến pháo đài ở Saint Peterburg (khoảng 650 km), người ta cho lính xếp hàng cách nhau một khoảng còn nhìn rõ nhau (cỡ 100 m). Để đếm dễ dàng người ta dùng tới 6500 lính, mỗi người cầm trong tay một lá cờ nhỏ. Tại thời điểm đăng quang, người lính đầu tiên phất cờ, người tiếp sau cũng làm như thế cho đến người cuối cùng. Thời gian phản ứng của mỗi người cỡ phần mười giây, và do đó sau khoảng 10 – 20 phút thì tin về sự đăng quang đến được pháo đài Petropavlovski.     Vậy cái gì đã dịch chuyển từ Moskva đến Peterburg? Mỗi người lính đều đứng yên tại chỗ. Việc duy nhất mà mỗi người lính này làm là phất cờ. Theo ngôn ngữ khoa học, có thể nói rằng khi nâng và hạ tay cầm cờ xuống, người lính đã làm thay đổi trạng thái của mình trong khoảng thời gian nào đó. Và chính sự thay đổi trạng thái đó đã dịch chuyển dọc theo hàng những người lính. Sự dịch chuyển trong không gian của sự thay đổi trạng thái đó được gọi là sóng. Sóng cơ
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99     Trước năm 1911, nguyên tử được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của J. J. Thomson, gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần của mứt mận (Plum pudding model).     Năm 1909, theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí nghiệm, mà sau này gọi là thí nghiệm Rutherford, tại Đại học Manchester. Họ chiếu dòng hạt alpha vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị phản xạ, truyền qua và tán xạ. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.     Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của điện tử) và điện tích dương (của proton), trung hòa điện tích và gần như không có lực tĩnh điện giữa nguyên tử và các hạt alpha.     Năm 1911, Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một hạt nhân mang điện tích dương nhỏ bé trong lõi, với những điện tử mang điện tích âm khác chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực Coulomb tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt lực đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân.     Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các quá trình hóa học; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và electron không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay thế bằng mô hình bán cổ điển của Niels Bohr vào năm 1913 và mô hình lượng tử về nguyên tử. Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99 Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Để hạn chế việc lây lan và phát tán virus, Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Luôn luôn giữ ấm cơ thể, vệ sinh tay thường xuyên bằng nước tẩy rửa/ xà phòng, và nên xúc miệng bằng nước muối thường xuyên. 2. Đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang, tránh đến những chỗ đông người như quán ăn, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim… 3. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nhiễm virus Corona, nên giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. 4. Tất cả những người đến từ TP Vũ Hán Trung Quốc hoặc các thành phố xung quanh Vũ Hán nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh. 5. Nếu phát hiện người bị nhiễm bệnh Corona hoặc có các biểu hiện như trên, nên thông báo ngay cho cơ quan y tế để giám sát, xử lý kịp thời, tránh để bệnh bùng phát, lây lan. 6. Khi giao tiếp hàng ngày, nên che miệng khi hắt xì hơi, tránh nói to để không phát tán dịch nếu bị nhiễm bệnh Corona. 7. Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây có chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh, nước bưởi, nước mơ… 8. Tập thể dục hàng ngày để duy trì thể trạng tốt nhất, tăng sức đề kháng. Để đối phó với tình hình dịch bệnh đang ngày càng phát triển, một cơ sở sản xuất khẩu trang quyết định nhập thêm một số máy với thông số định mức 220V – 11kW. Điện năng được truyền từ nơi phát đến xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu điện thế 500 V và hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động. Hiệu suất truyền tải lúc sau đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động (kể cả các máy mới nhập về) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1. Để các máy hoạt động bình thường, cường độ dòng điện qua mỗi máy có giá trị