Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:     Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Trong đó đàn bầu và sáo là hai nhạc cụ tiêu biểu của người Việt.     Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Khi nghiên cứu về sóng dừng, ta đã biết với một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định, sẽ có sóng dừng khi độ dài của dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng: l=kλ2. Bước sóng lại phụ thuộc vào tốc độ truyền sóng: λ=vf. Như vậy, trên một sợi dây có độ dài l, được kéo căng bằng một lực không đổi chỉ xảy ra sóng dừng với tần số: f=vλ=kv2l. Với k =1 âm phát ra có tần số f1=vλ1=v2l được gọi là âm cơ bản. Với  , âm phát ra lúc này gọi là hoạ âm bậc 2. Với k=3 ta có hoạ âm bậc 3,...     Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kì cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Ống sáo có bộ phận chính là một ống có một đầu kín và một đầu hở. Khi ta thổi một luồng khí vào miệng sáo thì không khí ở đó sẽ dao động. Dao động này truyền đi dọc theo ống sáo, tạo thành sóng âm. Sóng âm bị phản xạ ở hai đầu ống. Sẽ xảy ra hiện tượng sóng dừng nếu độ dài của ống bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng: l=2k+1λ4 ứng với tần số là: f=vλ=2k+1v4l. Độ dài của ống sáo càng lớn thì âm phát ra có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. Đối với âm cơ bản và họa âm bậc hai do cùng một dây đàn phát ra thì:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93     Photpho là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nitơ, chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá photphat vô cơ và trong các cơ thể sống. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy photpho ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Photpho phát xạ ra ánh sáng nhạt khi bị phơi ra trước oxi (vì thế có tên gọi của nó trong tiếng La tinh để chỉ "ngôi sao buổi sáng", từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ánh sáng"), và xuất hiện dưới một số dạng thù hình. Photpho cũng là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, sử dụng quan trọng nhất trong thương mại là để sản xuất phân bón. Photpho cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại vật liệu nổ, diêm, pháo hoa, thuốc trừ sâu, kem đánh răng và chất tẩy rửa.     Photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là photpho trắng và photpho đỏ. Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, có cấu trúc polime, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối, không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500C. Chất bị oxi hóa chậm và phát quang màu lục trong bóng tối là