Danh sách câu hỏi
Có 2,800 câu hỏi trên 56 trang
Đọc thông tin sau:
Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32
A. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.
B. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.
C. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.
D. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị huỷ hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.
Sự tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, có thể tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoá, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm giãn cách hơn sự phân hoá giàu - nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Để phát triển bền vững, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì các quốc gia cần phải đảm bảo
yếu tố nào sau đây?
Đoạn thông tin sau đề cập đến chính sách an sinh xã hội nào của Việt Nam?
Thông tin. Theo Cục Bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hướng vào hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, sản xuất, tiền điện; hỗ trợ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động cứu trợ kịp thời cho người dân, hỗ trợ 182900 tấn gạo cứu đói cho gần 12,194 triệu lượt nhân khẩu và hàng nghìn tỉ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, dành hàng trăm tỉ đồng chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, tết.
Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 34
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị huỷ hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.
Sự tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, có thể tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hoá, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm giãn cách hơn sự phân hoá giàu - nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Một trong những mục tiêu mà nhân loại đang quan tâm, hướng đến và ưu tiên phát triển hiện
nay là
Đọc thông tin sau:
Thông tin. Sau 10 năm, chính sách ưu đãi, tôn vinh người có công với cách mạng được đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt. Đối tượng người có công với cách mạng được mở rộng với chế độ và chính sách ưu đãi phù hợp. Hiện có trên 1,2 triệu người có công và thân nhân đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng; 98,6% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình trên địa bàn. Việc bảo đảm an sinh xã hội chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân. Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng hằng năm và đạt 3,3 triệu người năm 2022.
Trong 3 năm phòng, chống dịch Covid-19 đã hỗ trợ với số tiền trên 120.000 tỷ đồng và trên 200.000 tấn gạo hỗ trợ cho trên 68 triệu lượt người dân, người lao động gặp khó khăn. Đặc biệt, Nhà nước đã dành khoảng 20% tổng chi ngân sách hàng năm cho chính sách xã hội.
Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2022. GDP bình quân đầu người tăng từ 86 USD năm 1986 lên 4.110 USD năm 2022. (…)
(Theo: Tạp chí Con số và sự kiện)
A. Đoạn thông tin trên đề cập đến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
B. Các đối tượng được hỗ trợ, hưởng chính sách an sinh xã hội là các gia đình, người lao động có thu nhập cao.
C. Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh - xã hội đã hỗ trợ người dân giảm thiểu, khắc phục khó khăn; đồng thời góp phần bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội.
D. Việc công bố rộng rãi các thông tin đã thể hiện: Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến quyền tiếp cận thông tin về các chính sách an sinh xã hội của nhân dân.
Đọc trường hợp sau:
Trường hợp. Tháng 9/2024, ông K (62 tuổi) nhận quyết định nghỉ hưu sau một thời gian dài gắn bó với công ty P. Lúc này, tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc của ông K là 18 năm 6 tháng. Ông K quyết định tự bỏ số tiền hơn 40 triệu đồng, đóng BHXH tự nguyện khoảng thời gian còn lại (1 năm 6 tháng) để được hưởng lương hưu.
Biết chuyện này, bà X (hàng xóm của ông K) thắc mắc: “Bác đóng BHXH tận mười mấy năm, rút bảo hiểm một lần cũng được hơn trăm triệu đồng rồi. Giờ bác lại bỏ ra số tiền lớn thế, chỉ để mỗi tháng nhận vài triệu bạc lương hưu thôi ư?” Ông K cười đáp: “Bà ạ, hồi năm 2005, tôi cũng đã từng rút bảo hiểm một lần rồi. Số tiền nhận khi đó cũng giúp tôi làm được một vài việc, nhưng chẳng được lâu dài. Đến hồi năm 2006, tôi đi làm trở lại, gắn bó với công ty P từ đó cho tới lúc nghỉ hưu. Tôi đã suy nghĩ, rút kinh nghiệm lần trước nên đã quyết định đóng BHXH tự nguyện số năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí. Tiền lương hưu hàng tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, mình còn được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Khổ, lớn tuổi rồi sức khỏe giảm sút, có khi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi ngẫm thấy, việc tôi làm bảo đảm quyền lợi hơn cho bản thân mình”.
A. Ông K quyết định đóng một lần số năm còn thiếu đề hưởng chế độ hưu trí là phù hợp.
B. Rút bảo hiểm xã hội một lần là việc cần cân nhắc kỹ lưỡng với mọi công dân vì quyền lợi.
lâu dài.
C. Ngoài chế độ hưu trí, ông K còn được hưởng thêm trợ cấp ốm đau, thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế.
D. Việc linh hoạt đóng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện chính sách ưu việt của nhà nước.