Danh sách câu hỏi

Có 6,842 câu hỏi trên 137 trang
Đọc đoạn thông tin sau: Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, khi chín ngả màu vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua, là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt là vitamin B, vitamin C và beta caroten giúp cơ thể chống lại quá trình oxi hóa của cơ thể, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư. Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cần phải bón lót và bón thúc nhiều lần, bón đúng liều lượng phân. Qua nghiên cứu và đúc kết, cây cà chua cần lượng phân hữu cơ là 2 tấn/ 1000 m2; Phân hóa học: urea (đạm): 30 kg + NPK tỉ lệ 16-16-8, super lân (lân): 40 kg, potassium sulfate (kali): 30 kg/ 1000 m2. Trong quá trình chăm sóc, tùy giống cà chua mà ta cần tỉa lá (lá già) giúp thông thoáng ruộng; bấm ngọn, tỉa cành để cây đủ sức nuôi quả, tránh bị rụng quả. Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi sau: a. Quả cà chua có công dụng gì? b. Cây cà chua cần mấy loại muối khoáng chính? Loại muối khoáng nào cần bón với tỉ lệ cao giúp cây tạo quả tốt? c. Trong quá trình chăm sóc cà chua, để đạt năng suất cao, vì sao cần tỉa lá, bấm ngọn?
Đọc đoạn thông tin sau: Ốc bươu vàng còn gọi là ốc Pháp, ốc Táo vàng (Golden apple snail). Từ châu Mỹ, ốc được du nhập sang châu Âu, sau đó đến châu Á và vào Việt Nam. Ốc bươu vàng chủ yếu sống ở nước ngọt trong các ruộng lúa. Sau khi gặt lúa, ốc vùi mình xuống đất ẩm, cách mặt đất 5 – 10 cm, sống tiềm sinh suốt mùa khô, có thể đến 6 tháng, chờ vụ mùa tới, ốc trồi lên và gây hại trở lại. Trứng ốc có màu đỏ, số trứng trung bình từ 50 – 200 trứng/ ổ. Ốc cái chủ yếu đẻ lúc trời chạng vạng tối do trời mát và yên tĩnh. Trung bình khoảng 1 – 2 giờ ốc đẻ xong 1 ổ trứng, 3 – 5 ngày sau khi đẻ, ốc tiếp tục đẻ lại. Trứng sau khi đẻ khoảng 5 – 7 ngày sau thì nở, tỉ lệ nở rất cao khoảng trên 90%. Sau khi đẻ 2,5 tháng ốc trưởng thành. Ốc có thể sống tới 3 năm. Cùng lứa, ốc đực nhỏ hơn ốc cái, quan sát tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ ốc đực trên ốc cái là 3/7. Chính điều này giải thích tại sao ốc bươu vàng sinh sôi nảy nở nhanh do ốc đẻ nhiều trứng, tỉ lệ nở cao và tỉ lệ ốc cái nhiều hơn ốc đực. Về thức ăn, ốc nhìn chung thích thức ăn mềm, non như lục bình, lúa mạ non, rau cải, rau muống nước, xà lách, bèo, sen, súng, … Người ta cho rằng ốc là "cỗ máy nghiền thức ăn". Thật vậy, ốc cắn phá suốt ngày đêm, nhưng chủ yếu là vào ban chiều và tối. Dựa vào đoạn thông tin trên em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Nêu quá trình sinh sản của ốc bươu vàng. b. Em hãy nêu tác hại của ốc bươu vàng. c. Trung bình mỗi tháng ốc bươu vàng đẻ 4 ổ trứng, mỗi ổ khoảng 200 trứng. Có 90% trứng nở ra ốc con. Vậy theo em trong vòng một tháng có bao nhiêu con non ra đời?
Đọc đoạn thông tin sau: Cây xương rồng đã có những biến đổi lớn về hình dạng cơ thể để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, trong các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất đối với xương rồng là trên bề mặt có rất nhiều gai. Gai xương rồng chính là lá của chúng bị biến đổi thành. Một số xương rồng, gai và lông mọc lên từ các cụm chân gai (areoles). Đối với bộ rễ, chúng thường bò lan theo chiều ngang hơn là chiều sâu. Lý do chính là lượng nước trong đất nơi chúng sống thường tập trung ở phần lớp trên mặt đất (do lượng mưa ít nên những vùng này nước ngầm rất sâu hoặc không có vỉa nước ngầm). Và đặc biệt thân xương rồng chứa rất nhiều nước (thân mọng nước). Xương rồng có được đặc tính này là do cấu tạo đặc biệt của thân với các màng nhầy dạng keo. Chính vì có dạng này nên xương rồng mới giữ được một lượng nước lớn trong cơ thể để có thể chịu đựng được sự khô hạn trong thời gian dài. Trái xương rồng có vị ngọt, nhiều hạt nên thường kích thích các loại chim, dơi đến ăn và sau đó mang các hạt đi phát tán nhiều nơi khác để có thế hệ xương rồng về sau. Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Để thích nghi với môi trường khô hạn thì các cơ quan sinh dưỡng của cây xương rồng có những biến đổi như thế nào? b. Gai và lông có ý nghĩa gì đối với xương rồng? c. Tại sao thân cây xương rồng lại mọng nước?