Danh sách câu hỏi

Có 1,044 câu hỏi trên 21 trang
 Đọc tư liệu sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai. Tư liệu. I-tô Hi-rô-bu-mi (Ito Hirobumi), một nhà cải cách xuất sắc thời Minh Trị Duy tân, sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản (1885) đã phát biểu tại Xan Phran-xi-xcô ngày 14-12-1871 như sau: "Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đầu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,…”. (Dẫn theo: Trung tâm nghiên cứu văn hoa Tô-ky-ô, Nước Nhật của Minh Trị qua các tài liệu đương thời (The Meiji Japan through contemporary sources), tập 1: 1854 - 1889 (Volume one: 1854 - 1889), 1969, trang 96- 97)) a) Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới thời vua Minh Trị, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải cách, canh tân đất nước. b) Mục đích mà Nhật Bản hướng đến trong việc thực hiện Duy tân Minh Trị là: đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập. c) Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế; văn hóa - giáo dục; quân sự,… d) Trong cuộc Duy tân Minh Trị, những chính sách cải cách của Nhật Bản có sự học tập theo mô hình của các nước phương Tây.
Đọc các nhận định sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai. Tư liệu. “Năm 1833, Giám mục Ta-be đã xác nhận: Quần đảo Pa-ra-xen, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Hoàng đế Gia Long xét thấy đúng lúc phải vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.” (Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đổi với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 61) a) Ghi chép của các thương nhân, nhà truyền giáo,… đã từng đến vùng Biển Đông trong các thế kỉ XVI – XIX là nguồn tài liệu quan trọng giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. b) Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền của nhân dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được tiến hành dưới thời vua Gia Long. c) Những biện pháp thực thi chủ quyềnủa nhà Nguyễn là bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. d) Các hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn đã góp phần tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Đọc tư liệu sau, trong mỗi ý a), b), c), d), thí sinh chọn đúng hoặc sai. Tư liệu. I-tô Hi-rô-bu-mi (Ito Hirobumi), một nhà cải cách xuất sắc thời Minh Trị Duy tân, sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản (1885) đã phát biểu tại Xan Phran-xi-xcô ngày 14-12-1871 như sau: "Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đầu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,…”. (Dẫn theo: Trung tâm nghiên cứu văn hoa Tô-ky-ô, Nước Nhật của Minh Trị qua các tài liệu đương thời (The Meiji Japan through contemporary sources), tập 1: 1854 - 1889 (Volume one: 1854 - 1889), 1969, trang 96- 97)) a) Từ cuối thế kỉ XVIII, dưới thời vua Minh Trị, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải cách, canh tân đất nước. b) Mục đích mà Nhật Bản hướng đến trong việc thực hiện Duy tân Minh Trị là: đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập. c) Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế; văn hóa - giáo dục; quân sự,… d) Trong cuộc Duy tân Minh Trị, những chính sách cải cách của Nhật Bản có sự học tập theo mô hình của các nước phương Tây.