Danh sách câu hỏi
Có 2,695 câu hỏi trên 54 trang
Nghề nghiệp
Ở những nước nghèo như Việt Nam, thường có nhiều nghề làm việc tay chân. Một trong những nghề đó là phu khuân vác. Phu khuân vác dùng sức
mình để di chuyển những đồ đạc nặng nề, như lúa thóc, xi măng, bàn ghế... Họ làm việc quần quật từ sáng đến chiều, mồ hôi nhễ nhại ở những bến tàu, cho những công ty lớn hoặc những đại thương gia. Có khi người ta còn gọi họ là phu bến tàu. Người phụ thường có một thân hình to lớn, di chuyển một cách điều hòa và nhanh nhẹn để đồ đạc hoặc bao bị nặng nề không bị rơi rớt. Chúng ta phải kính trọng mọi người công nhân, từ những người làm việc bằng tay chân đến những người làm việc bằng trí óc. Nhờ họ mà xã hội được phồn thịnh, cơm no áo ấm và cuộc sống được an vui.
Sưu tầm
Trong bài đọc trên, “Phu khuân vác” là từ dùng để chỉ ai?
Đền Hùng
Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ, đây là nơi thờ các vua Hùng có công dụng nước. Đền Hùng có bốn đền chính: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng. Đứng trên đền Thượng nhìn ra xung quanh ta thấy bên phải là núi Ba Vì, bên trái là núi Tam Đảo sừng sững. Khu vực đền Hùng là nơi tụ hội của tất cả các loài cây vùng nhiệt đới, với nhiều tầng xum xuê. Tầng trên là những cây chò chỉ cao chọc trời, tầng dưới là những cây đa, cây si cổ thụ buông những rễ phụ như những tòa lâu đài cổ kính. Tầng dưới nữa là những cây cổ thụ ba bốn người ôm không xuể tỏa bóng mát xum xuê. Tầng cuối cùng là những dây leo và những cây dương xỉ... tạo thành một lớp thảm đẹp tuyệt vời. Vào các dịp đầu năm mới và đặc biệt vào dịp Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch, nơi đây lại đón hàng triệu người con Đất Việt tới du lịch Đền Hùng. Họ dâng hương cầu bình an, sức khỏe và thành kính trị ân công đức của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
(Sưu tầm)
Đền Hùng thuộc tỉnh nào nước ta?
Sinh vật biển sống ở đâu?
Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật sẽ phân bố tại năm tầng bánh khác nhau, tùy thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và độ sâu của những “tầng bánh” này.
Vùng biển khơi mặt là tầng trên cùng, tiếp nhận nhiều ánh sáng. Các loài sống ở tầng này thường là các loại cá, sứa biển, rùa biển. Tiếp là vùng biển khơi trung. Nơi này chỉ tiếp nhận ít ánh sáng. Nhiệt độ nước ở đây lạnh hơn so với tầng khơi mặt. Những loài sống ở đây thường là các loài giáp xác và nhiều cơ như tôm, cua,...
Vùng biển khơi sâu, nơi đây luôn luôn tối đen là môi trường sống thích hợp của mực, sao biển, bạch tuộc, cá rắn...Tầng thứ tư là vùng biển khơi sâu thẳm. Nhiệt độ ở vùng biển này dưới 2 độ C, nước mặn, áp lực nước cao. Nhưng vẫn có sự sống tồn tại ở đây, ví dụ như sâu biển, nhím biển.
Tầng sâu nhất là vùng đáy vực khơi tăm tối là nơi sâu nhất, tăm tối nhất và lạnh lẽo nhất của đại dương. Chỉ có rất ít sinh vật tồn tại ở đây như hải sâm, nhện biển, bọt biển..
(Sưu tầm)
Sinh vật sống ở biển phân bố theo mấy tầng?
Hoa sen
Hoa sen thường có hai loại: hoa sen trắng và hoa sen hồng. Hoa sen thường nở vào mùa hè. Khi sen chưa nở, những cánh hoa còn hơi ngả màu xanh chạm vào nhau như ôm chặt lấy đài sen. Lá sen khi ấy đắm mình dưới dòng nước trong xanh, trôi lênh đênh trên mặt nước.
Khi đến mùa sen nở rộ, bông nào bông nấy rủ nhau lớn dần, bung tỏa những cánh sen, để lộ đài sen vàng rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Đài sen tròn, vàng rực, trên mặt sần sùi những vết gai đen nhỏ nổi lên, từng cái chấm đen là từng viên hạt sen ngọt ngào, thơm ngon.
Hoa sen có mùi hương dễ chịu, tươi mát, khác với những mùi hương nồng nàn của hoa ly hay hoa sữa, hoa sen chỉ nhẹ nhàng, thanh tao tỏa hương trong không gian.
(Sưu tầm),
Hoa sen thường có màu gì?
Đọc hiểu
Chiếc ổ khóa
Hôm nay Hòa đến nhà bác Nguyệt chơi. Đang chơi, Hòa nghe tiếng bác Nguyệt gọi to: “Hòa ơi, vào ăn bánh đi cháu”. Hòa chạy vào nhà vệ sinh rửa tay. Cậu thích thú đóng cửa, xoay vặn chốt với vẻ tò mò. Bỗng có tiếng mẹ gọi: “Hòa ơi, xong chưa nào?”
Hòa xoay tay nắm để mở cửa mà không tài nào mở được. Cuối cùng bác Nguyệt phải thuê thợ để mở khoá cửa. Cửa vừa mở, Hòa ào ra ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở: “Mẹ ơi, con sợ quá!”. Đợi Hòa bình tĩnh, mẹ nhắc nhở: “Lần sau, đi đâu con không được nghịch khoá như thế nữa nhé”. Hòa ân hận cúi đầu: “Vâng ạ, con xin lỗi bác, con xin lỗi mẹ ạ”.
Sưu tầm
Vì sao Hòa khóc trong nhà vệ sinh khi mẹ gọi ra ăn bánh?
Đọc hiểu
Lợn con đi thăm bạn
Lợn con có một thói quen rất xấu, đó là không thích tắm. Một hôm, Gấu con mời các bạn đến nhà chơi, Lợn con hí hửng đến nhà Gấu con nhưng do bẩn và hội quá Gấu con không cho vào. Lại còn tưởng Lợn con là con Cáo gian xảo. Các bạn liền cầm gậy đuổi Lợn con đi. Lợn con sợ quá, chạy tới một cái ao nhỏ, nó chẳng may trượt chân, ngã “tùm” xuống ao. Nó liền nhân dịp đó vội vàng tắm rửa, kỳ cọ thật sạch sẽ. Cuối cùng các bạn đều nhận ra Lợn con.
Lợn con ngượng ngùng nói: “Vừa nãy không phải là tên Cáo bị rơi xuống ao đâu, mà chính là tớ đây. Vì tớ lười tắm rửa nên người vừa bẩn vừa hôi, khiến cho các bạn hiểu lầm”.
Sau khi đã hiểu ra đầu đuôi câu chuyện, các bạn của Lợn con cười phá lên. Chúng kéo tay Lợn con về nhà của Gấu con và cùng ăn uống, múa hát vui vẻ.
Sưu tầm
Chi tiết nào nói đúng về Lợn con?