Danh sách câu hỏi
Có 7,362 câu hỏi trên 148 trang
BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG
Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng.
I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì?
ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:
– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.
Bác nông dân nghe thấy có lí bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:
– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….
Bác nông dân nghe có lí hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:
– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.
Bác nông dân nghe lại có lí hơn, lại chỉnh sửa theo.
Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp
Bác nông dân muốn làm một cái cày thật tốt để làm gì?
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM)
Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
(Thạch Lam)
Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì?
CƠN DÔNG
Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.
Gió càng thổi mạnh, ầm ầm ù ù. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa.
Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót, hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh.
(Đoàn Giỏi)
Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào?
NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI
Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp.
Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.
Theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hi vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công.
(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)
Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì:
QUÊ HƯƠNG
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
Quê hương Thảo ở đâu?