Danh sách câu hỏi

Có 2,467 câu hỏi trên 50 trang
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi: Mồ Côi xử kiện 1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.       Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:  - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho.  2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời :  - Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.  Mồ Côi bảo :  - Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ?  Bác nông dân đáp :  - Thưa có.  Mồ Côi nói :  -  Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ?  - Thưa Ngài, hai mươi đồng.  - Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho !  Nghe nói, bác nông dân giãy nảy : - Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ?  - Bác cứ đưa tiền đây.  3. Bác nông dân ấm ức :  - Nhưng tôi chỉ có hai đồng.  - Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói :  - Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:   - Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.                                                                                 TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG  - Công đường : nơi làm việc của các quan.  - Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại. Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi: Giọng quê hương 1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.  2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói:  - Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.  Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu,  cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:  - Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là… Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:  - Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…  3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:  - Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa… Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:  - Cảm ơn anh… Anh thanh niên xua tay:  - Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào:  - Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.  - Đôn hậu : hiền từ, thật thà.  - Thành thực : có tấm lòng chân thật.  - Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn. Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ? 
Con đọc câu truyện sau đây và trả lời câu hỏi : Chú Chồn lười học       “Chồn Mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn Mướp vẫn không chịu đến trường, suốt ngày chỉ biết rong chơi. Vì được nuông chiều quá, Chồn Mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.      Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên Chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.      Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?”. Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”                                                                                                                                                                                                                                              Sưu tầm Sau sự việc đã xảy ra, Chồn quyết tâm làm gì ?