Danh sách câu hỏi

Có 8,384 câu hỏi trên 168 trang
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Thi nhạc - Các con đến đủ chưa? – Giáo sư Vàng Anh hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn. Hôm nay, là một ngày đáng nhớ. Sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người trước mặt ông kia. - Ve sầu, anh lên đi! - Giáo sư Vàng Anh nói. Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt. - Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh. - Giáo sư Vàng Anh nói. - Vâng, thưa Giáo sư. Đây là bản “Giao hưởng mùa hạ”. Mọi người nín thở. Lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cờ-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt. Trước mắt Giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoảng mùi hoa thiên lí trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng. - Ôi, tuyệt quá! – Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục. Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, Giáo sư vẫn ngồi ngây ra sực nhớ. Thế rồi ông cúi ghi điểm, mắt hấp háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng thì đã khàn đi vì xúc động. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu chuyện trên kể về việc gì ?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Vẻ đẹp Mát-xcơ-va Với những người đã đặt chân lên đất nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng. Bạch dương là loài cây về biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mát-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rượi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông giá lạnh. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga. (Theo Trường Giang)  Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào ?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Kể về người anh hùng dân tộc Ngô Quyền Ngô Quyền (899 - 944) quê ở Đường Lâm, Sơn Tây. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc. Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến. Ông sai quân sĩ lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt cắm xuống lòng sông kéo dài hàng chục dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm. Nước thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh. Giặc Nam Hán thua to, quay chiến thuyền chạy ra biển. Chiến thuyền giặc bị cọc nhọn đâm vỡ tan tành. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc. Dòng sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc Nam Hán. Đó là vào cuối năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh và ý chí chống xâm lăng, tài nghệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta. Thù trong giặc ngoài đã dẹp tan, Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho nước ta sau một nghìn năm bị phương Bắc thống trị. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Tác giả giới thiệu Ngô Quyền là người như thế nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Miếng bánh mì cháy Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.” Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.” Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ.   Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.” Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Mẹ của cậu bé thường xuyên làm bánh mì như thế nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. hiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu bé ấy vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.   Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.” Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Điều gì khiến mọi người bước vội vàng và không còn vui tươi, hớn hở?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Cá heo ở biển Trường Sa Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo!”. Thì ra chú cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui. Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền, phía đuôi bị rách một mảng. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: - Có đau không chú heo? Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé, đừng nhảy lên boong tàu. Anh ta vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại, quay đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi toả ra biển rộng. - Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Đúng là đàn cá heo đêm qua... (Theo Hà Đình Cẩn) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Tàu Phương Đông của các anh chiến sĩ buông neo ở đâu?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Cột mốc đỏ trên biên giới Khi những người U Ní ở vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất này như cái kén trong suốt mùa đông để đi những đường cày đầu tiên thì hoa gạo bắt đầu nở. Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo giờ đây bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày. Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có sắc màu đẹp tuyệt như ở đây. Suốt một nẻo | biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa bay đến. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý làm gãy một bông hoa. Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên, ta cứ nghĩ tới sự sắp xếp cố ý của con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc, mà còn bằng cây cỏ. Những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nào miền nào theo gió phát tán tới đây, giống như hiện tượng đất lành chim đậu, lại như là có ý thức trong việc xác định ranh giới quốc gia. Đất vắng, rộng, thật là hợp với loài gạo. Gạo ra hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu trời. (Theo Ma Văn Kháng) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. “Cột mốc đỏ” mà tác giả nói đến thực chất là gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Nếu ước mơ đủ lớn Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo: “Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.” Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời: - Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa! - Ý ba cháu thế nào? – Tôi hỏi. - Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên nói sai rồi, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!” Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba!” Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Cô bé nói rằng chỉ khi cô có thứ gì thì cô mới vào được đại học?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Hoa tóc tiên Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh. Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình. (Theo Băng Sơn) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Theo bạn nhỏ, tại sao người ta lại đặt tên là hoa tóc tiên? 
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính  u Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một trang súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. (Trích trong quyển “Cẩm nang đội viên”)   Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.   Vào năm mười hai tuổi, Võ Thị Sáu làm gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Chiếc nón mẹ làm An-đrây được mẹ tặng cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra một trận bóng của hoàng gia. Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo: - Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta! An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo vàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười: “Người sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ?” An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu. Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé: “Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn không tuyệt như khi đội chiếc nón mẹ làm.” An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước.   Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.   Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho cái gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.   Tàn nhang   Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to. Ngượng ngùng, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh: – Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy! Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo lên vuốt má cậu bé. – Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!            Cậu bé mỉm cười: - Thật không bào - Thật chứ! – Bà cậu đáp. Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang! Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm: - Những nếp nhăn, bà ạ!   Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.   Cậu bé và nhiều trẻ em khác xếp hàng chờ trong công viên để làm gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Bài kiểm tra kì lạ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này. Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy: “Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?” Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời : - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui | ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ! Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Không ngừng nỗ lực Có người đã để ý thấy rằng - cuộc sống và tài khoản ngân hàng có những điểm tương đồng nhau - những điều “cuộc sống trao ban” cho họ cũng nhiều như những điều họ đã “đầu tư vào cuộc sống”. Tài khoản của tôi tuy chẳng nhiều nhặn gì nhưng tôi vẫn có thể “rút ra" từ cuộc sống của mình vô vàn những niềm vui và sự mãn nguyện nếu như tôi chịu khó chú ý đến những điều tôi đem lại cho đời. Ga-ri Play-ơ đã từng là một đấu thủ lừng danh trong các giải thi đánh gôn quốc gia và quốc tế trong nhiều năm trời. Mọi người thường nói với anh là: “Tôi sẽ đánh đổi bất cứ thứ gì để có thể đập được một cú gôn như anh”. Một ngày kia, khi nghe câu nói kiểu ấy, Play-ơ nhẫn nại đáp rằng: “Bạn sẽ chỉ chơi gôn được như tôi nếu bạn thấy những việc cần làm là dễ dàng! Bạn có biết phải làm gì để có được những cú đánh như tôi không? Hằng ngày, bạn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để tới sân tập, và phải đập một ngàn cú! Khi đôi tay bạn bắt đầu rớm máu, bạn vào căng tin rửa tay rồi dán băng cá nhân lên đó, xong lại ra sân và đập một ngàn cú khúc! Đó là bí quyết để có được những cú đánh gôn như tôi đấy bạn ạ!”. Thực tế là bạn có bao giờ chú ý kiếm tìm niềm vui mỗi khi thấy cõi lòng hoang vắng, u buồn? Bạn có nỗ lực cải thiện các mối quan hệ khi thấy chúng không suôn sẻ? Mọi việc chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng cả đâu, nhưng rất đáng công để bạn phải nỗ lực đấy! (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đăng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Ga-ri Play-ơ là cầu thủ thi đấu môn thể thao gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Điều nên làm ngay Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”. Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình: “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố tôi có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông, ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân để đến xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông.” Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt nổi. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa. Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.” Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.” Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa". (Theo Dew-E. Man-o-ring) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đitg nhất hoặc lảo theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Mẹ tôi Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi. Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con vì những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thể là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ với tôi. Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo. Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư do mẹ tôi để lại: “Con yêu quý! Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây. Con biết không, hỏi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ. Mẹ yêu con lắm! Vĩnh biệt con! Mẹ ..”. (Lược trích câu chuyện cùng tên trong tập Những hạt giống tâm hồn II) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Vì sao nhân vật “tôi” lại nói với vợ là mình mồ côi?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xin, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chính quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa là một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn... Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Sầu riêng là loại quả đặc sản của miền nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Những ô cửa sổ Thu mình yên ổn trong thứ hạnh phúc riêng tư, ngôi nhà mở to những con mắt – khung cửa nhìn ra bao la hạnh phúc của thiên nhiên. Nơi có khung cửa là nơi để hướng tới. Đó là ranh giới giữa trong và ngoài, của chung và riêng, của cởi mở và giữ gìn, của vô tự và mời mọc, .. Đến từ đây bước qua giới hạn này, khung cửa sẽ mở ra bao nhiêu điều ngạc nhiên, thú vị và vô vàn ngóc ngách không gian riêng tư độc đáo. Giấu sau khung cửa là những cảm xúc kết tủa lại trong không gian nội thất bằng kinh nghiệm của nhà thiết kế, bằng phong cách của chủ nhân. Khơi đi từ đây, khung cửa sẽ mở ra những khung trời rực rỡ thiên nhiên lung linh mùa tiết, mở ra những ngưỡng vọng cao hơn, đẹp hơn. Có ai đó ví ô cửa tựa con mắt của ngôi nhà, sao mà đúng vậy. Theo những chặng đường đời, đôi mắt ấy ghi dấu bao kỷ niệm của tôi từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành. Và giờ đây, bên vuông cửa nhà mình tôi phóng tầm mắt ra hồ nước mênh mông to rộng nhất thành phố. Xa xa là mái chèo nhẹ nhàng khua nước, cả chiếc thuyền rộng to lớn trang hoàng lộng lẫy, đang đưa du khách chiêm ngưỡng cỏ cây hoa lá và cả những công trình kiến trúc ven hồ. Tất cả khối hình được khắc họa dưới bóng hoảng hôn rực rỡ đầy mĩ cảm. Ngày nay, chúng ta không khó để có được những ô cửa an toàn, sang trọng, cầu kỳ, đa năng, và thậm chí lạnh lùng với xung quanh giống như những đôi mắt đẹp được che đậy dưới những gọng kính tân kỳ. Nhưng bạn hãy dạo một vòng qua những ô cửa của nắng, của gió, của hoa lá, của mây và của cả những nỗi niềm ... Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Ô cửa sổ trong bài được ví với những gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Niềm tin của tôi Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển". Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác. Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó. Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi: - Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi! Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi: - Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy? - Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua. Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi... - Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc. - Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên. - Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc. Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật. Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết. (Nhã Khanh) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Chuẩn bị để hành động “Ba ơi, xem con nhảy né!”, nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và còn do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa. Song chiều hôm sau, thằng bé năn nỉ tôi chở đến hồ bơi lần nữa. “Lần này, con nhất định sẽ làm được”, nó nói một cách dứt khoát với tôi: “Ba nhìn coi nè!". Nhưng rồi nó lại do dự, lại run sợ. Những người cứu hộ ở hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó: “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!” Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thắng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi, nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên, và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lại. Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ cao hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hồ vang dội. Nó đã làm được! Nó còn chiến thẳng nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó nó còn nhảy được thêm 3 lần nữa. Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học bài học về chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Thế nhưng nó cũng còn được học về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm toàn ý. Trong cuộc sống, có nhiều điều đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý. Bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa - đó là con đường duy nhất để dẫn đến chiến thắng. Trong cuộc sống của bạn, điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ? (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Điều đó rồi cũng qua đi Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn yêu cầu ông ta mang về cho mình một chiếc vòng khiến kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui. Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế. Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: - Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười. Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot. “Nào, ông bạn của ta!" - Vua Salomon nói: "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: “Nó đây thưa đức vua.". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: “Điều đó rồi cũng qua đi.” Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Vì sao vua tin rằng yêu cầu mình đưa ra sẽ làm bẽ mặt Benaiah?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đánh tam cúc Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,... tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát, chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào... Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết... và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa... Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp... Con chui sấp, con lật ngửa... Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng...Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng" cười phá lên vì tưởng bà bị ... té re... làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn. Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ. Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhung, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm... làm chị xao xuyến một điều gì... Tết qua đi, ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh. Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào... (Theo Băng Sơn) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Cái giá sách Tôi đến nhà Xtác-đi, ở ngay trước mặt trường, trong cái giá sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá. Xtác-đi không giàu, cậu ấy không thể mua nhiều sách, nhưng cậu ấy bảo quản, giữ gìn sách cẩn thận. Khi bố cậu thấy cậu ham mê sách liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh bằng gỗ hồ đào, có rèm xanh và đem đặt vào đó tất cả sách, thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất thứ tự, tên sách óng vàng in trên gáy. Trên đó có rất nhiều sách: truyện trẻ em, truyện du lịch, có thơ. Xtác-đi rất thạo cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trắng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thì thật là hài hòa. Thỉnh thoảng cậu lại thay đổi cách hòa hợp màu sắc. Cậu luôn luôn chăm nom sách, phủi bụi bặm, giở ra xem xét, kiểm tra các mối chỉ đóng sách. Có thể nói sách của cậu đều mới tinh, còn tôi thì làm hỏng tất cả sách của mình. (Theo A-mi-xi) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Giá sách của Xtác-đi được miêu tả như thế nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Pháo đền Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ,...Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi. Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng... và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi,……nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền. Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giờ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được. Đền đấy. Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa. Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi. Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời... (Theo Băng Sơn) Dựa vào nội dung bài học trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Chất liệu chính để tạo nên pháo đền là gì?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Lạc Đà và Chuột Cống Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói: - Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn! Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống: - Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi! Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên: - Nhưng nước quá sâu. Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống: - Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi. Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vửa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu: - Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé? Lúc này, Lạc Đà cười to: - Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé! (Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Hãy cứ ước mơ Mẹ của một bé gái năm tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-da nhanh nhảu đáp: “Dạ, làm y tá ạ!" Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà. - Con có thể làm bất cứ nghề gì con muốn. – Bà mẹ khơi gợi cho con gái. - Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống... Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích. Bé Lin-da hỏi lại: “Bất cứ thứ gì hả mẹ?" - Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! Người mẹ mỉm cười. Bé Lin-da reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa non !” Đã hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khi trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả!” hay không? Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước nhìn lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng vững trên mặt đất". Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực. (Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Vì sao câu trả lời thích làm y tá của bé Lin-đa không làm mẹ vui lòng?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.  Một ước mơ Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô,... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người. Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần. Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài. Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp. Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực. (Đặng Thị Hòa) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?
Đọc thần và trả lời câu hỏi. Nói lời cổ vũ Một cậu bé Người Ba Lan muốn học đàn dương cần, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Rubin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe: “Này chú bé, chú có thể chơi được đây! Ta nghĩ là chủ có thể chơi được... nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.” Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng. Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng, những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm thay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Cậu bé người Ba Lan trong chuyện đã học chơi loại nhạc cụ nào?
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm) Cái giá của sự trung thực Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!". Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. (Pa-tri-xa Pho-rip) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt Những bông hoa tím Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc bảng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi. Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa! (Trần Nhật Thu) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Mẹ Nhi dắt Nhi đi đâu?
Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt Cô giáo và hai em nhỏ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiểu ba ngôn. Càng lớn, đôi chân Nệt lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na về một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em về một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học". Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị minh lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Nết là một cô bé?
Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt Về cuốn sách “Gió qua rặng liễu” Gió qua rặng liễu là câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth Grabam. Nội dung câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của những con vật vô cùng đáng yêu. Trên chiếc ô tô mới của Cóc Trái Khoáy luôn phát ra tiếng kêu bíp bíp bíp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua dòng sông, qua bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao câu chuyện kỳ thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuộn cuộn như một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê. Chuột Chũi vốn làm việc trong một căn hầm chật chội, tăm tối. Nhưng rồi khi mùa xuân đến với sự chuyển mình của vạn vật, cậu chàng vứt bỏ tất cả để chạy ra ngoài. Cậu muốn hưởng thụ cuộc sống tươi rói, tràn ngập sinh khí sau một thời gian dài im im cách xa mọi thứ. Chuột Chũi nhanh chóng kết bạn thân cùng Chuột Nước. Chuột Nước luôn gắn bó với dòng sông, yêu con nước tha thiết, và cũng như vậy, say mê chèo thuyền hơn tất cả. Bởi thế, Chuột Nước có tính cách phóng khoáng, tốt bụng, yêu đời và luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình. Sau khi kết thân, hai bạn cùng nhau thực hiện những hành trình thú vị. Họ đã khám phá ra ngôi nhà của Bác Lửng sống độc thân trong khu rừng hoang. Căn nhà của bác giữa khu rừng tựa thể ngọn lửa ấm áp, thơm tho giữa trập trùng tuyết lạnh khiến hai cậu Chuột mê mẩn. Nhưng rồi, những cuộc phiêu lưu đang chờ hai cậu và Bác Lửng cũng không thể nào ru rú mãi trong ngôi nhà êm ấm, khi ngoài kia, cuộc đời sống động đang chờ. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cải đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu chuyện trên nói về cuộc phiêu lưu của những nhân vật nào?