Danh sách câu hỏi
Có 8,928 câu hỏi trên 179 trang
Sầu riêngSầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.Mai Văn TạoKhoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Vùng đất duyên hảiNinh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.Theo Tạp chí Du lịchEm đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏiCÂY XOÀIBa tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.Mai Duy QuýKhoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :Ai đã trồng cây xoài?
Đọc hiểu và kiến thức tiếng ViệtĐọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoácMùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.(Theo Tuốc-ghê- nhép)Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)Bánh khúc Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn. Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Câu chuyện về túi khoai tâyVào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."Lại Thế LuyệnKhoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?