Danh sách câu hỏi

Có 7890 câu hỏi trên 158 trang
ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN              Quán cà phê nhà Mai thuê nằm dựa lưng vào bức tường căn nhà hai tầng màu hồng nhạt rất đẹp của một nhạc sĩ. Nhà không có hàng rào, chỉ có mấy chậu hoa đặt trên bậc thềm. Mai thích mấy chậu hoa ấy lắm. Mỗi sáng ra quán giúp mẹ, cô bé vẫn ngắm nghía mãi. Ngoài việc xem cây có con sâu nào hay không, Mai còn hồi hộp chở hoa nở. Và sáng này, một nhành lan đã bung xoè rung rinh trong nắng sớm, mời gọi đàn bướm dập dìu xung quanh. Mai sững người khi thấy cảnh tượng ấy.               Mai liền sà tới khóm lan, đưa tay nâng niu nhành hoa. Cô bé ve vuốt mãi những cánh hoa, thân hoa. Bỗng chỉ một chút sơ ý, cành hoa bị gãy. Trống ngực cô đập dồn khi nghe tiếng mẹ thảng thốt:           - Mai! Sao con ngắt hoa?- Mẹ ơi, con không ngắt. Con chỉ sơ ý thôi... Cô bé oà khóc. Người mẹ thở dài: - Con có biết ông chủ nhà rất yêu hoa không? Con qua xin lỗi ông đi. Mai đứng trước nhà ông nhạc sĩ. Cô bé lầm nhầm cả chục lần cầu xin lỗi, mắt vẫn nhoà nước. Mai thoáng nghĩ trong đầu giá có một phép màu để cành hoa liền lại. Rồi cô bé thì thầm: “Ông Bụt ơi, cứu con!". Cô rụt rè đưa tay gõ nhẹ cánh cửa. Nhưng cửa không mở. Hôm sau, Mai vô cùng ngạc nhiên và sung sướng khi nhìn thấy chậu lan. Vẫn là một nhành hoa tím biếc bung nở tuyệt đẹp. “Mẹ ơi, ông Bụt đã cứu con. – Mai kêu lên khe khẽ. Tiếng dương cầm ngân vang từ căn gác nhỏ. Ông nhạc sĩ đang viết nhạc. Giai điệu tươi vui như tiếng cười trong veo của cô bé ngoài kia. Chiều qua, ông đã mua một chậu lan mới thay cho chậu cũ. Vì ông đã tình cờ nhìn thấy những giọt nước mắt và nghe được những lời thì thầm... (Võ Thu Hương) Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa?
VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ. Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót những dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên: – Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè! Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: – Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! Thi Ca nhìn đường phấn, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần. Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói: – Hi vọng lần này bác sĩ sẽ chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa! Lời của cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn xoá vật phấn trên mặt bàn. "Mau về nhé, Thi Cal” – Minh nói với vệt phần chỉ còn là một đường mở nhật trên mặt gỗ lốm đốm vẫn nâu. (Theo Nguyễn Thị Kim Hoà) Từ ngữ Tay mặt: tay phải. Minh có suy nghĩ gì khi cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh mình?
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVII. Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân. Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền. Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,... Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam. (Nguyễn Liêm) Từ ngữ - Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791): tên thật là Lê Hữu Trác - Nghề y: nghề khám và chữa bệnh. - Danh y: thầy thuốc giỏi và nổi tiếng. Hải Thượng Lãn Ông là ai? Vì sao ông quyết học nghề y?