Danh sách câu hỏi

Có 3,149 câu hỏi trên 63 trang
Đọc hiểu:  Ai thông minh hơn?       Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói "cái này đẹp quá", “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là "nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.      Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.      Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”       Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước. Theo Trần Thị Mai Phước)   Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng  Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?
Đọc hiểu:  Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.  Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
Đọc hiểu:  Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi. Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.” (BTV BigSchool)  Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.   Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?
Đọc hiểu:  CÂY XOÀI     Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.     Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.      Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:     - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !     Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.      Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.                                - Theo Mai Duy Quý -   Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ?