Danh sách câu hỏi
Có 9,316 câu hỏi trên 187 trang
Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn, câu văn sau:
a) Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: Cá heo! Thì ra cá heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui. Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao,..
b) Nơi dòng sông Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là Bà Chúa của các bãi tắm.
c) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông sấu cản mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
Viết các từ đồng nghĩa sau vào từng nhóm thích hợp:
trẻ, trẻ thơ, trẻ ranh, trẻ em, trẻ con, con nít, trẻ nhỏ, nhóc con, thiếu nhi,
con trẻ, thiếu niên, nhãi ranh, nhi đồng, ranh con
a) Từ dùng tỏ ý coi thường
b) Từ dùng trong nghi thức trang trọng
c) Từ dùng thông thường trong đời sống hằng ngày
Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả hình dáng một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Nếu là gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn, chó, mèo, thỏ,...): Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì? Màu da (hoặc lông) con vật thế nào? Các bộ phận chủ yếu của con vật (đầu, mình, chân, đuôi) có nét gì đặc biệt? (VD: Có sừng ở đầu hay không? Đôi tại ra sao? Mắt thế nào? Mũi có gì đặc biệt? Tiếng kêu thế nào?...)
- Nếu là gia cầm (chim, gà, ngan / vịt xiêm, ngỗng, vịt...): Trông to hay nhỏ ? Hình dáng giống vật gì quen thuộc? Màu sắc bộ lông ra sao? Đặc điểm nổi bật ở đầu, mình, chân, đuôi...là gì? (VD: Có mào hay không? Mỏ thế nào? Tại ra sao? Cổ, chân, đuôi có gì đặc biệt? Tiếng kêu thế nào? ...)
Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng có trong đoạn văn sau đúng quy tắc viết hoa đã học:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như : huân chương Hồ Chí Minh, huân chương lao động hạng nhất, huân chương lao động hạng nhì, huân chương lao động hạng ba, huân chương hữu nghị. Nhiều tập thể và cá nhân của trường cũng được Nhà nước trao tặng huân chương lao động, huân chương chiến công, huân chương chiến thắng và các danh hiệu, giải thưởng khác, như : nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước.
a) Tên huân chương
b) Tên danh hiệu
c) Tên giải thưởng
Đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than cho đúng vào chỗ chấm trong mẩu truyện sau:
Điều ước
Dạy xong bài “Điều nước của vua Mi-đát”, cô giáo nêu câu hỏi:
- Nếu cho con một điều ước, con sẽ ước gì (1) ...
Tít:
- Thưa cô, con ước thế giới hòa bình, không có chiến tranh, con sẽ học thật giỏi (2)...
Cô:
Ồ hay quá (3).... Các bạn nhận xét điều ước của Tết nào (4)…
Tí:
- Thưa cô, cô cho một điều ước mà bạn Tít ước hai điều ạ (5)...
Tèo bổ sung:
- Thưa cô, bạn Tí nói đúng, bạn Tít ước tham quá ạ, con không ước thế (6)…
Cô:
- Thế Tèo nói điều ước của mình cho cô và cả lớp nghe nào (7)…
- Thưa cô, con chỉ ước mỗi ngày con được 5 điều ước thôi ạ (8)…
Cho biết từ in đậm (kèm theo ví dụ trong ngoặc đơn) ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa (bằng cách ghi dấu + vào cột tương tung trong bảng):
A
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
Mẫu: đá (tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu,...)
+
1) quả (quả cam, quả ổi, quả đất, quả địa cầu,...)
2) đồng (cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng,...)
3) lá (lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan,...)
4) lợi (sưng lợi, hở lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình)
Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và viết vào từng cột trong bảng:
anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ,
chân thật, nhân đức, thực thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….
Gạch chân từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng ...... (1) (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.
Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã ...... (2) (thương xót, đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà Người đã ra đi ...... (3) (học hỏi, học hành, học tập) kinh nghiệm cách mạng để “về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự...... (4) (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời ...... (5) (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.