Danh sách câu hỏi
Có 5,598 câu hỏi trên 112 trang
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Đoạn 1Vua và đình thần chịu thằng bé là thông mình lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.(Em bé thông minh)Đoạn 2Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mối khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người đọc?
Đọc đoạn trích: Nghĩa của từ "bụng" Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”. (Theo Hoàng Dĩ Đình)Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì?- Ăn no ấm bụng- Anh ấy tôt bụng. - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.