Danh sách câu hỏi

Có 5,710 câu hỏi trên 115 trang
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mình sinh ra trong một gia đình Việt Nam gồm ba thế hệ chung sống. Là con út, từ bé mình đã chứng kiến những tranh cãi và bất đồng giữa các thế hệ. Giữa ông bà nội và bố mẹ, giữa bố mẹ và anh trai hơn mình mười tuổi, và rồi tự mình cũng đã trải nghiệm những bất đồng đó. Trong cơn lửa giận của sự tranh cãi, bằng cách nào đó mỗi người trong cuộc đều tự làm tổn thương bản thân. Và sau khi cơn giận nguôi ngoai, mình tự hỏi điều gì đã khiến những người yêu thương nhau phải làm tổn thương nhau nhiều như thế? Lý do mà mọi người thường hay dùng để giải thích cho những bất đồng trong gia đình là “tình yêu quá lớn” hay “khoảng cách thế hệ”. Nhiều người vịn vào đó để bình thường hoá tranh cãi trong gia đình, nhưng quên mất rằng nó có thể để lại hậu quả rất nặng nề. Việc không xử lý tốt những mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại hậu quả cho con trẻ. Qua khảo sát 410 học sinh về mối quan hệ giữa các em với cha mẹ, có 367/410 em (81,2%) trả lời “có mâu thuẫn với cha mẹ”. Những năm gần đây, không thiếu những vụ án giật gân khi nạn nhân và thủ phạm chính là thành viên trong cùng một gia đình. […] (Theo Bí quyết dung hoà các thế hệ trong gia đình, Vietcetera, truy xuất ngày 15/8/2024) Theo em việc không xử lý tốt mâu thuẫn trong gia đình có thể để lại những hậu quả gì cho con trẻ? Là một người trẻ, em nghĩ những giải pháp nào có thể dung hòa “khoảng cách thế hệ”? Em hãy viết một bài văn nghị luận trả lời cho những câu hỏi trên.
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cùng khao khát được sống hạnh phúc. Với lòng khao khát đó thúc giục, chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lí tưởng. Lí tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Có một lí tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người trên trần gian. Và phải chăng những người bất hạnh chính là những người không lí tưởng, sống không mục đích, và càng không biết mình sẽ đi về đâu? Phải sống có lí tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Bởi như Denis Diderot đã nói, bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường. (Trích Lí tưởng sống từ những điều bình dị, Lệ Hằng) Đoạn trích trên đã gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của lí tưởng đối với con người trong cuộc sống? Hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên.
[…] Có một ngày bố mẹ sẽ già đi là tập truyện ngắn của nhiều tác giả, do Losedow dịch. Quyển sách có trang bìa và giấy đánh dấu sách tông màu hồng xinh xắn, cuốn hút khi lần đầu nhìn thấy. […] Với 21 câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng. Mỗi câu chuyện là một mảnh ký ức của mỗi tác giả về gia đình, nó thật sự chạm tới trái tim những người độc giả, đặc biệt là những người sắp, đang hoặc đã xa ba mẹ, xa người thân. Để chúng ta có thể yêu thương, đối xử thật tốt với người nhà của mình. Dù chúng ta có trưởng thành và thành công ra sao thì đối với đấng sinh thành, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ cần được ba mẹ che chở và chăm sóc. Ngày chúng ta càng trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ta càng già đi, mái tóc ngày càng bạc màu, gương mặt có những dấu vết mà năm tháng để lại. […] Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tim tôi là Khói trắng luồn kẽ tay, do tác giả Tưởng Lam viết. Câu chuyện nói về cảm giác và nỗi lòng áy náy, bứt rứt của tác giả khi chưa làm tròn chữ “hiếu” và “đạo làm con”, để rồi phải hối hận: “Thật áy náy khi nguyện vọng bình thường như vậy tôi cũng chẳng thể thực hiện cho bố! Giờ bố có thể lên đường rồi…”. Thời điểm mai táng cho bố cũng là lúc mà tác giả sống chậm lại, cảm nhận từng giây, từng khoảnh khắc để tìm lại cảm giác bên cạnh bố giữa cuộc sống bộn bề này, là lúc thế giới xung quanh tác giả dường như đang chuyển động chậm đi. Lúc ấy, bao nhiêu ký ức về bố cứ ùa về trong đầu tác giả khiến tác giả phải lặng đi. Tôi đã bật khóc khi đọc tới trang cuối cùng của quyển sách, một cảm giác chạnh lòng len lỏi trong tâm trí tôi khi đối mặt với từng câu chuyện của mỗi tác giả. […] Liệu bản thân mình có đang bỏ lỡ thời gian ở bên cạnh ba mẹ không? Liệu mình đã thực sự quan tâm tới cha mẹ chưa? Để đến một ngày nào đó, không phải thốt lên hai từ “giá như”. Thiết nghĩ, có lẽ sẽ có nhiều bạn giống như tôi, chưa bao giờ hình dung đến cảnh không có cha mẹ bên mình nữa. Chúng ta thường cho rằng cha mẹ sẽ mãi mãi ở đó chờ đợi chúng ta, đến khi mất rồi thì ta lại nhớ lại những chuyện trong quá khứ và rồi ân hận vì đã bỏ lỡ quá nhiều. Đọc sách, tôi cảm nhận rõ hơn “Thời gian đã trôi thì không thể lấy lại được, mình cũng chẳng thể nào níu kéo lại thời gian”. Hãy trân trọng từng phút giây, từng khoảnh khắc khi còn có thể, bởi “Có một ngày bố mẹ sẽ già đi”. […] (Theo Có một ngày bố mẹ sẽ già đi, Bảo Ngọc,   https://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=24208&Itemid=130, 10/1/2024) Qua nội dung bài viết của tác giả Bảo Ngọc, em có suy nghĩ gì về nhan đề Có một ngày bố mẹ sẽ già đi? Từ đó hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Trưởng thành của con là sự già đi của cha mẹ.
Đọc văn bản: “Có ba thứ cực kỳ rắn: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.” (Benjamin Franklin) Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều mà có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, Nxb Hội Nhà văn, trang 79) Thực hiện yêu cầu: Tác giả văn bản trên đã gợi ý những cách nào để chúng ta hiểu được chính mình? Trong số đó, em quan tâm đến cách nào hơn? Vì sao? Hãy viết bài văn nghị luận để trình bày câu trả lời của em.