Danh sách câu hỏi ( Có 1,983,138 câu hỏi trên 39,663 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc các tư liệu sau đây: Tư liệu 1: “Xứ Đông Dương bị chủ nghĩa tư bản Pháp bóc lột để làm giàu cho một số cá mập! Người ta đưa người Đông Dương vào chỗ chết trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ cũng không hề biết. Người ta đầu độc họ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người ta kìm họ trong ngu dốt...". (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NxB. Chính trị quốc gia, 2011, trang 46) Tư liệu 2: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NxB. Chính trị quốc gia, 2011, trang 287) a) Trong quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều sách, báo, tác phẩm chính trị nhằm tố cáo bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân với nhân dân các nước thuộc địa. b) Thông qua quá trình khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về bạn và thù. c) Giống với Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới trên tinh thần quốc tế vô sản. d) Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề nhận diện bạn - thù và vấn đề đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị.

Xem chi tiết 14 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.  Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.461) a) Mong muốn tìm hiểu về nền văn minh Pháp là động lực quan trọng nhất thúc đẩy Nguyễn Tất Thành rời quê hương, ra đi tìm đường cứu nước. b) Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” đã được thực dân Pháp hiện thực hóa qua quá trình cai trị ở Việt Nam. c) Việc sớm tiếp xúc với văn minh phương Tây đã giúp Nguyễn Tất Thành được mở rộng tầm nhìn, tầm suy nghĩ; đồng thời thôi thúc Người quyết tâm ra nước ngoài học tập tư tưởng và phương pháp mới để về cứu nước, giúp dân. d) Ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã sớm hình thành tư tưởng sang phương Tây để tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại.

Xem chi tiết 10 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. - Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. - Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến”. (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Sự thật, Hà nội, 1975, tr.12, 13). a) Tư liệu cho thấy Nguyễn Ái Quốc đã có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về con đường giải phóng dân tộc. b) Mặc dù khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành với con đường cứu nước của họ. c) Từ thực tiễn hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đưa ra nhận định cho rằng: hai bậc tiền bối chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về kẻ thù của dân tộc. d) Sự bế tắc và những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đương thời là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.

Xem chi tiết 17 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Bản yêu sách” đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam,... Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó [của Nguyễn Ái Quốc] là một “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân”. (Evgeny Kobelev, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến Bộ, Mát-x cơ-va, 1985, tr.53) a) Tư liệu trên đề cập đến hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại Pháp. b) Sự kiện gửi bản Yêu sách của Nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (1919) là mốc đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản. c) Sau sự kiện các nước đế quốc không chấp nhận bản yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận: “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. d) Sự kiện soạn thảo và gửi bản Yêu sách tới Hội nghị Véc-xai đã giúp uy tín của Nguyễn Ái Quốc được nâng cao, từ đó giúp Người có cơ hội tiếp xúc với các nhà yêu nước đang hoạt động tại Pháp lúc bấy giờ, như: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường,…

Xem chi tiết 13 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Năm 1901, được tin Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, người dân làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã dựng một ngôi nhà 5 gian để đón ông cùng gia đình. Dưới mái nhà tranh này, cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) được lắng nghe nhiều buổi đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự của cha mình với các nhà nho và sĩ phu yêu nước trong vùng. Những năm tháng thiếu thời ở làng Sen và quê hương xứ Nghệ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.” a) Tư liệu đề cập đến thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê nhà Nghệ An. b) Việc tham gia luận bàn thế sự cùng các sĩ phu yêu nước đã giúp Nguyễn Sinh Cung sớm hình thành được nhãn quan chính trị sắc bén. c) Trong quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng, Nguyễn Sinh Cung có nhiều tên gọi khác nhau. d) Truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết 12 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria), do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút " (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.39) a) Trong thời gian hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập một số tổ chức cách mạng, như: Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. b) Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của các nước tư bản chủ nghĩa đối với công cuộc giải phóng dân tộc ở Việt Nam. c) Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới khi Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. d) Sự ra đời và hoạt động của Hội liên hiệp thuộc địa là bước chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Xem chi tiết 18 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”. (Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108) a) Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc. b) Điểm giống nhau cơ bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc là: xuất phát từ tinh thần yêu nước, thương dân, lo cho vận mệnh của quốc gia dân tộc. c) Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi. d) Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

Xem chi tiết 16 lượt xem 2 giờ trước