Danh sách câu hỏi ( Có 1,983,138 câu hỏi trên 39,663 trang )

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự đổi mới tư duy về tất cả các mặt an ninh - phát triển, lợi ích quốc gia - nghĩa vụ quốc tế, hợp tác - đấu tranh. Đồng thời, Việt Nam xác định những nhiệm vụ chiến lược: hòa bình và phát triển, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thoát khỏi bao vây và cấm vận. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, từ năm 1986 đến năm 1991, Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại kinh tế, đối ngoại chính trị. Việt Nam đã xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác với các quốc gia láng giềng và trong khu vực, chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại với các quốc gia trong ASEAN". (Trần Hùng Minh Phương, Quan hệ chính trị Việt Nam - ASEAN trong vấn đề Campuchia (1986-1991), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, 2018, tr. 135) a) Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước ASEAN được thiếp lập ngay từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới về đối ngoại. b) Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại. c) Từ năm 1986 đến năm 1991, Việt Nam chỉ tập trung đẩy mạnh hoạt động đối ngoại chính trị, coi đây là cơ sở để thực hiện các hoạt động đối ngoại khác. d) Chính sách cấm vận của Mỹ trước năm 1991 không chỉ tác động đến kinh tế mà còn tác động đến việc thực hiện các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Xem chi tiết 27 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia là một quy luật phát triển của cách mạng ba nước, là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại giữa hai bên, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.144-155) a) Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương ra sức bảo vệ và phát triển quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết và hợp tác lâu dài với lào và Campuchia. b) Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Trung Quốc luôn kiên trì chính sách hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. c) Trong những năm 1975 - 1985, với việc thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, Việt Nam đã duy trì và bảo vệ được mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng. d) Từ khi thành lập cho đến nay, quan hệ giữa Tổ chức ASEAN với Việt Nam luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.

Xem chi tiết 29 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. "Ngày 03/02/1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận và thiết lập cơ quan liên lạc Hoa Kỳ tại Hà Nội; và ngày 11/7/1995, tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới. Việc này góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác và các tổ chức quốc tế". (Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020, tr.377) a) Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. b) Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ là nhân tố quyết định đến thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. c) Sau năm 1995, với sự giúp đỡ và gợi ý của Mỹ, Việt Nam đã đưa ra chủ trương: thiết lập quan hệ ngoại giao hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và các tổ chức quốc tế. d) Việc Việt Nam thoát khỏi thế bao vây, cấm vận là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách đối ngoại khác.

Xem chi tiết 24 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Các hoạt động ngoại giao cũng góp phần quan trọng vào việc đổi mới, phát triển giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội. Ví dụ, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục và phòng chống HIV. Quỹ Ford, Fullbright và Quỹ Giáo dục Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình viện trợ và trao đổi giáo dục giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học ở Mỹ - nơi có hơn 3.000 người Việt Nam đang học tập và nghiên cứu. Chính phủ nhiều nước khác như Úc, Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, hàng năm cũng dành hàng trăm suất học bổng cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Hoạt động đối ngoại và chính sách mở cửa cũng góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển. Trong 10 tháng đầu năm 2005, đã có2,85 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 20% so với cùng kỳ năm trướC. Đến cuối năm 2005, Việt Nam ước tính sẽ đón tiếp 3 triệu khách du lịch". (Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Việt Nam trong Lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr.644) a) Tư liệu trên đề cập đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm 1975 - 1985. b) Việc du học của học sinh Việt Nam đến các nước lớn trên thế giới trở nên thuận lợi hơn nhờ chính sách đối ngoại tích cực. c) Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Mỹ chỉ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục. d) Những hoạt động ngoại giao tích cực trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Xem chi tiết 22 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Tháng 9-1977, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Nhiều nước trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhiều hiệp định trao đổi về thương mại, văn hoá, giáo dục được ký kết. Ngoài việc các nhà lãnh đạo Việt Nam đi thăm Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm Pháp và các nước Bắc Âu (Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy), năm 1978 thăm 5 nước ASEAN, năm 1979 thăm Cuba và một số nước Mỹ latinh (Mexico, Panama, Nicaragua, Jamaica)”. (Vũ Dương Ninh, Giáo trình quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến nay, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.166) a) Sau chuyến công du của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới 5 nước ASEAN (1978), mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN đã được thiết lập. b) Việt Nam sớm ra nhập và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Liên hợp quốc ngay từ những ngày đầu mới thành lập. c) Sau năm 1975, ngoài những đối tác truyền thống, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ với nhiều đối tác khác. d) Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hòa bình, hữu nghị với các dân tộc, các tổ chức quốc tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Xem chi tiết 18 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng...”. (Văn kiện Đảng toàn tập, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982), Tập 43, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 149, 150) a) Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, Việt Nam và Trung Quốc luôn kiên trì chính sách hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. b) Liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, Việt Nam chủ trương giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. c) Dù chủ trương duy trì tình đoàn kết, hữu nghị với Trung Quốc, nhưng Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. d) Với việc “khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước”, Việt Nam và Trung Quốc đã xóa bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.

Xem chi tiết 26 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “ ... Phát huy tác dụng của Đảng ta và nước ta trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Campuchia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em... ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết lần thứ 24, khoá III của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 36, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.401) a) Trong những năm 1975 - 1985, đối tác ngoại giao của Việt Nam chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa. b) Sau khi phá được thế bao vây, cấm vận của Mỹ, từ năm 1975, Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao. c) Chú trọng đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ trương trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. d) Trong những năm 1975 - 1985, với việc thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, Việt Nam đã duy trì và bảo vệ được mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng.

Xem chi tiết 23 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu. “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, 2001, tr.161-162) a) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, gắn liền với sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước. b) Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam không phụ thuộc vào một quốc gia nào. c) Một trong những điểm xuyên suốt của đường lối đối ngoại của Việt Nam từ năm 1945 đến nay là vì quyền lợi dân tộc nên không thể nhân nhượng. d) Đối ngoại là một kênh để tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn.

Xem chi tiết 32 lượt xem 2 giờ trước

Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai. Cho bảng niên biểu về một số sự kiện tiêu biểu về quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn trên thế giới đầu thế kỉ XXI Thời gian Nội dung Năm 2008 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Năm 2012 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga Năm 2016 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ. Năm 2022 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc. Năm 2023 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ. Năm 2023 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Năm 2024 Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Pháp. a) Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước thành viên của nhóm G7. b) Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. c) Thông qua việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã hóa giải được cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. d) Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại là sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.

Xem chi tiết 33 lượt xem 2 giờ trước