Danh sách câu hỏi ( Có 1,964,829 câu hỏi trên 39,297 trang )

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi a. Anh A và chị B là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán hàng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu. Điều này khiến chị B rất lo lắng và căng thẳng vì thu nhập bị ảnh hưởng. b. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng. Sự việc bị phát hiện, anh T đã bị sa thải. câu hỏi: - Trong các trường hợp trên, hành vi nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hậu quả của những hành vi này là gì? - Em rút ra bài học gì về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín qua các trường hợp trên?

Xem chi tiết 1.4 K lượt xem 1 năm trước

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu a. Ông A và bà B tranh chấp ngôi nhà mà vợ chồng bà B cùng các con chưa thành niên đang cư trú hợp pháp. Các bên đã khởi kiện vụ việc tranh chấp nhà tại Toà án. Trong khi chờ Toà án giải quyết, lợi dụng lúc gia đình bà B đi vắng, ông A cùng một số người đã phá khoá cửa, di chuyển đồ đạc của bà B ra khỏi nhà và chiếm giữ trái phép nhà của bà B làm cho gia đình bà B không còn chỗ ở. Hãy phân tích hành vi của ông A, từ đó rút ra bài học cho bản thân. b. Anh M và chị N kết hôn với nhau đã hơn 10 năm. Tài sản chung của hai vợ chồng là một ngôi nhà hai tầng khá khang trang. Vì nhiều lí do khác nhau, hai vợ chồng anh chị quyết định li hôn. Trong thời gian chờ Toà án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản, nhân khi chị N đi vắng, anh M đã thay hệ thống khoá mới và không cho chị N về lại nhà của mình. Không có chỗ ở, chị N phải về nhà cha mẹ đẻ để ngủ nhờ. - Cho biết đánh giá của em về hành vi của anh M. - Đưa ra cách ứng xử của em trong trường hợp nếu là chị N.

Xem chi tiết 11.6 K lượt xem 1 năm trước

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi Trường hợp a. Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ, giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành vi của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh A vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Trường hợp b. Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%. Câu hỏi: - Em có nhận xét gì về việc làm của anh K, chị N và Uỷ ban nhân dân xã P? - Em cần làm gì để góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử?

Xem chi tiết 3.7 K lượt xem 1 năm trước

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi Trường hợp a. Chi hội Phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện về chủ đề “Vai trò của phụ nữ hiện nay". Sau khi tham gia, mọi người đã biết bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Đây là động lực để xã hội phát triển bền vững, hướng tới công bằng - dân chủ - văn minh. Ngoài ra, bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ nhất là trong lao động, gia đình mà còn giải phóng nam giới khỏi định kiến xã hội. - Em có nhận xét gì về nhận định “bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn giải phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội”? - Em có suy nghĩ gì về việc làm của Chi hội Phụ nữ khu phố M trong trường hợp trên? Trường hợp b. Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con gái thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dần thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới trong giáo dục tại gia đình bà A được đảm bảo. - Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A? - Theo em, mọi người cần hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Xem chi tiết 2.7 K lượt xem 1 năm trước

Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây: - Trường hợp a. Bạn A (nữ, học sinh lớp 11) có ước mơ trở thành kĩ sư cơ khí và dự định sau này sẽ thi vào Khoa Cơ khí của Trường Đại học D. Biết được điều đó, B (bạn nam cùng lớp) cho rằng nghề đó chỉ dành cho nam giới, hoàn toàn không phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên, bạn A vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Sau đó, bạn A đã thi đậu, trở thành sinh viên Trường Đại học D. - Trường hợp b. Anh D có vợ là chị B. Chị làm việc tại Công ty X, công việc khá bận rộn. Bên cạnh đó, chị còn phải chăm lo cho gia đình. Thấy vậy, anh D bàn bạc với vợ sẽ sắp xếp công việc để có thời gian cùng chị chăm sóc gia đình, giúp chị có thêm thời gian phát triển sự nghiệp. Chị B rất mừng vì anh D đã không ngại định kiến xã hội để đỡ đần công việc gia đình. Nhờ vậy, hai vợ chồng càng yêu thương nhau hơn, gia đình thêm ấm êm, hạnh phúc. - Trường hợp c. Sau khi xem bản tin về việc Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ, C (nữ, học sinh lớp 11) rất tâm đắc với thông tin này. Bạn đã chia sẻ với bố việc phụ nữ đã vươn lên nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, vị thế ngày càng được cải thiện, nâng cao. C mong rằng sau này mình cũng sẽ trở thành một phụ nữ tiêu biểu trong xã hội. Bố C rất đồng tình và khuyên C nên cố gắng học tập để sau này thực hiện được ước mơ. C rất vui khi được bố ủng hộ.

Xem chi tiết 1.7 K lượt xem 1 năm trước