Danh sách câu hỏi
Có 1,804,489 câu hỏi trên 36,090 trang
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
(Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội, 1999)
Theo cảm nhận của tác giả trong đoạn trích, “cốm” KHÔNG có hương vị nào dưới đây?
Hai tuần làm việc cật lực ở phòng thiết kế, người ta trả cho tôi khoản lương giữa tháng. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là mua một chiếc áo ấm tử tế. Mấy bộ tôi mang theo khi rời nhà vẫn còn tốt và sạch. Nhưng chúng không đủ che chắn những đợt lạnh sắp tới. Tôi phóng xe ra cửa hàng quen. Nhiều mẫu áo mới, vải kaki tuyền màu nâu sẫm mà tôi ưa thích, khuỷu tay và cổ áo lót da mềm. Tôi mặc thử. Liếc nhìn tem giá, tôi bỗng khựng lại. Trước kia, tôi có thể mua vô tội vạ các món ưa thích. Tiền ba má cho, tôi tiêu xài chẳng suy nghĩ. Thế nhưng giờ đây, việc đánh đổi hai tuần làm việc chỉ để lấy cái áo ưng ý chừng như là một ý tưởng kì quặc. Tôi đề nghị chọn mẫu khác đơn giản hơn. Đúng lúc ấy, mobile trong túi rung lên. Tôi rút nhanh máy, run rẩy, đột nhiên đầy hi vọng. Nhưng, trên màn hình, chỉ là tên của chị tôi.
(Phan Hồn Nhiên, Dạt Vòm)
Qua đoạn trích, nhân vật “tôi” trải qua sự thay đổi nào trong nhận thức về cuộc sống?
“Lòng ta ta phải yêu nhau,
Đem lời ái chủng mấy câu dặn lòng.
Năm ngàn vạn, họ đồng tông,
Da vàng máu đỏ con dòng Hùng Vương,
Bốn ngàn năm, cõi Viêm phương,
Đua khôn Hoa Hán, mở đường văn minh
Tài anh kiệt, nối đời sinh,
Phá Nguyên mấy lớp, đánh Minh mấy lần.
Mở mang Chân Lạp, Xiêm Thành,
Trời Nam lừng lẫy, dòng thần ở Nam. ”
(Phan Bội Châu, Ái chủng)
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bữa ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”
(Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Phần in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu?
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bế lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu lấy dãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
(Nguyễn Tuân, Tờ hoa, Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 1998)
Văn bản trên thể hiện đặc điểm nổi bật nào trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?