Danh sách câu hỏi
Có 1,805,772 câu hỏi trên 36,116 trang
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Để tìm hiểu về phản ứng của hệ tim mạch đối với việc luyện tập thể dục, một phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu (tuổi từ 25 đến 40, không sử dụng thuốc, có cân nặng phù hợp với chiều cao và huyết áp bình thường) đã được lựa chọn để nghiên cứu. Trước khi người phụ nữ bắt đầu luyện tập, người ta tiến hành đo các thông số đối chứng, bao gồm huyết áp, nhịp tim, PO₂ động mạch, PO₂ tĩnh mạch và thể tích tâm thu. Sau đó, người phụ nữ này thực hiện bài tập đi bộ trên máy chạy bộ trong 30 phút với tốc độ 3 dặm/giờ. Trong suốt quá trình luyện tập, huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, trong khi giá trị PO₂ động mạch và PO₂ tĩnh mạch được đo vào cuối giai đoạn tập luyện và thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Sự thay đổi các thông số tim mạch trước và sau khi tập thể dục
Thông số
Đối chứng (trước luyện tập)
Khi luyện tập thể dục
Huyết áp tâm thu
110 mm Hg
145 mm Hg
Huyết áp tâm trương
70 mm Hg
60 mm Hg
Nhịp tim
75 nhịp/phút
130 nhịp/phút
Thể tích tâm thu
80 mL
110 mL
PO2 động mạch
100 mm Hg
100 mm Hg
PO2 tĩnh mạch
40 mm Hg
25 mm Hg
a) Khi tập luyện thể dục, huyết áp tâm thu của người này được tăng lên và huyết áp tâm trương giảm đi.
b) Khi cơ thể hoạt động, tim cần gia tăng nhịp để đẩy các chất cần thiết đến các tế bào, do đó nhịp tim tăng khi tập luyện thể dục.
c) PO2 ở tĩnh mạch giảm vì tế bào đã sử dụng ít oxygen hơn.
d) Khi cơ thể duy trì tập thể dục lâu dài sẽ làm cơ tim khỏe hơn, từ đó giảm lực co tim dẫn đến thể tích tâm thu tăng lên.
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Thành phần kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
AA
0,5
0,6
0,65
0,675
Aa
0,4
0,2
0,1
0,05
aa
0,1
0,2
0,25
0,275
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là
Các nhà khoa học đã sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C3 và một loài thực vật C4) để so sánh giữa hai loài về mối liên hệ giữa nhu cầu nước và lượng chất khô tích lũy trong cây. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong Bảng 1. Biết rằng, các cây thí nghiệm được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu, giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô).
Bảng 1
Loài cây
Chỉ tiêu
Loài A
Loài B
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lượng nước hấp thụ (l)
2,57
2,54
2,60
3,70
3,82
3,80
Lượng sinh khối khô tăng thêm (g)
10,09
10,52
11,30
7,54
7,63
7,51
Phát biểu nào sau đây đúng?
Vườn quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) là một trong những khu vực quan trọng nhất của Việt Nam trong việc bảo tồn quần thể voi châu Á (Elephas maximus). Theo các khảo sát từ năm 2018–2019, khu vực này có khoảng 13–14 cá thể voi hoang dã, chia thành 3 nhóm chính ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Mặc dù có sự hiện diện của voi, quần thể này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện nay, quần thể voi ở Anh Sơn được đánh giá là quan trọng nhất vì có cả voi đực, voi cái trưởng thành và voi con, giúp duy trì khả năng sinh sản cho quần thể. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp bảo tồn kịp thời, số lượng voi có thể tiếp tục giảm, đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của khu vực. Nguyên nhân dẫn quần thể voi ở huyện Con Cuông và Tương Dương đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng có thể là do:
1. Số lượng cá thể ít và các nhóm voi bị cô lập, không thể giao phối tự nhiên.
2. Mất môi trường sống do phá rừng để làm nông nghiệp và trồng rừng thương mại.
3. Xung đột giữa voi và con người, khi voi phá hoại hoa màu của người dân.
4. Săn bắt trái phép, đe dọa đến sự tồn tại của các cá thể voi còn lại.
Sắp xếp các nguyên nhân đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Người Amish là một nhóm tôn giáo thiểu số có nguồn gốc từ Đức và Thụy Sĩ, di cư đến Mỹ vào thế kỷ 18. Họ sống chủ yếu ở các bang Pennsylvania, Ohio, và Indiana, theo đuổi lối sống khép kín, đơn giản, không sử dụng điện, công nghệ hiện đại và duy trì truyền thống kết hôn trong cộng đồng. Do sự cô lập về mặt xã hội và hôn nhân, quần thể Amish có tỷ lệ nội phối rất cao, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền hiếm gặp như: hội chứng Ellis-van Creveld (lùn bẩm sinh, dị tật xương, bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng...), bệnh Tay-Sachs (thoái hóa thần kinh), rối loạn lysosome (không thể phân hủy chất béo và đường)…..Cho biết các bệnh và hội chứng này do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Cho các nhận định sau:
1. Sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh di truyền hiếm gặp trong cộng đồng Amish do giảm đa dạng di truyền, tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, trong đó có kiểu gene đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình.
2. Nếu một người mang gen lặn kết hôn với người không mang gen lặn, tỷ lệ con mắc bệnh sẽ giảm đáng kể.
3. Nếu 2 người đều mang gene lặn kết hôn thì chắc chắn đời con sẽ mắc bệnh.
4. Giải pháp có thể giúp giảm tỉ lệ bệnh di truyền trong cộng đồng Amish là tăng cường kết hôn với người ngoài cộng đồng.
Sắp xếp các nhận định đúng về quần thể người Amish theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Ở một loài thú, người ta thực hiện phép lai giữa hai cặp bố mẹ dưới đây nhiều lần và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: ♀ lông vàng, đuôi ngắn × ♂ lông vàng, đuôi dài → F1: 100% lông vàng, đuôi dài.
Phép lai 2: ♀ lông nâu, đuôi dài × ♂ lông nâu, đuôi ngắn → F1: 2 ♀ lông nâu, đuôi dài: 2 ♀ lông nâu, đuôi ngắn: 1 ♂ lông vàng, đuôi dài: 1 ♂ lông nâu, đuôi dài: 1 ♂ lông vàng, đuôi ngắn: 1 ♂ lông nâu, đuôi ngắn.
a) Tính trạng chiều dài đuôi do gene nằm trên NST giới tính quy định.
b) Tính trạng màu sắc lông do gene nằm trên NST thường quy định.
c) Hai gene quy định hai tính trạng trên di truyền liên kết.
d) Cho các cá thể F1 lông nâu, đuôi ngắn ở phép lai 2 ngẫu phối, xác suất thu được cá thể đực lông vàng, đuôi ngắn ở F2 là 5/8.
Trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ vùng rễ đến khả năng hấp thụ chất khoáng của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea), các nhà khoa học tiến hành đo tổng lượng chất khoáng mà cây hấp thụ được (mg/kg chất khô) ở hai mức nhiệt độ 15°C và 30°C. Kết quả thể hiện trong bảng sau:
Nhiệt độ
Nitrogen (N)
Potassium (K)
Phosphorus (P)
15°C
16,85
23,17
8,54
30°C
29,42
32,65
19,72
a) Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng ở cây cải bó xôi.
b) Khi nhiệt độ vùng rễ tăng từ 15°C lên 30°C, cây hấp thụ nhiều (N), (K) và (P) hơn.
c) Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ vùng rễ lên trên 30°C thì khả năng hấp thụ khoáng sẽ tiếp tục tăng không giới hạn.
d) Trong điều kiện mùa hè nóng bức (trên 30°C), người trồng cải bó xôi cần tăng cường tưới nước và giữ độ ẩm cho rễ để giúp cây hấp thụ khoáng tốt hơn.