Danh sách câu hỏi ( Có 5,274 câu hỏi trên 106 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau: “Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, của phong trào giải phóng dân tộc, của lực lượng hòa bình, thu hẹp trận địa của chủ nghĩa thực dân và các thế lực phản động. Thắng lợi của nhân dân ta là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đứng lên đấu tranh giải phóng và giành độc lập dân tộc. Thắng lợi đó đã mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới”. (Nguyễn Văn Nhật, Lịch sử Việt Nam, Tập 11, Từ năm 1951 đến năm 1954, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017, tr.429) a) Thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. b) Thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vì đã có tác động lớn tới phong trào cách mạng thế giới. c) Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi của cách mạng thế giới.  d) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã góp phần vào sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của Pháp trên thế giới.

Xem chi tiết 4 lượt xem 7 giờ trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Bộ Chính trị đã đề ra phương châm chiến lược "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt" và chủ trương tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 là: "Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ”. (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr. 67) a) Trong Đông - Xuân 1953-1954, Đảng chủ trương phát động các cuộc tấn công để giành thế chủ động trên chiến trường. b) Lực lượng tham gia tác chiến chính trong Đông - Xuân 1953-1954 là lực lượng vũ trang ba thứ quân. c) Trong Đông - Xuân 1953-1954, Đảng chủ trương kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. d) Để có thể đánh bại kế hoạch tập trung binh lực trong Nava, quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật đánh vận động.

Xem chi tiết 4 lượt xem 7 giờ trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được". Trong chiến tranh "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn". Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, thực hiện "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ". Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của Việt Nam, phá hoại kinh tế của Pháp. Hồ Chí Minh kêu gọi hậu phương thi đua với tiền phương, coi "ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém phần quan trọng”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.319) a) Đoạn tư liệu phản ánh về đường lối kháng chiến toàn dân của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. b) Sự tham gia của nhân dân là nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. c) Trong đường lối kháng chiến, Đảng chú trọng công tác xây dựng hậu phương kháng chiến. d) Đảng chủ trương vừa đánh vừa đàm với Pháp ngay từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Xem chi tiết 5 lượt xem 7 giờ trước