Danh sách câu hỏi ( Có 5,499 câu hỏi trên 110 trang )

Đọc đoạn tư liệu sau: Sau khi hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989, Liên Xô và Mĩ thực sự từ đối đầu chuyển sang hợp tác với nhau để giải quyết những tranh chấp quốc tế và xung đột quân sự mang tính đối địch trước đây giữa "hai cực". Liên Xô và Mĩ thỏa thuận giải quyết cuộc xung đột quân sự ở Afghanistan bằng việc quân đội Liên Xô rút ra khỏi Afghanistan, giải quyết vấn đề Campuchia (thương lượngvà kí kết hiệp định Paris về Campuchia năm 1991), giải quyết vấn đề Angola, Namibia ở Tây Nam Phi... Trong những thỏa thuận với Mĩ, Liên Xô có những thỏa hiệp, nhượng bộ không có lợi cho cách mạng thế giới, thực hiện chính sách "không can thiệp" vào CHDC Đức và các nước Đông Âu, chính sách không thực hiện những cam kết với các đồng minh cũ của Liên Xô…” (Trần Nam Tiến, Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, Nxb Giáo dục, 2008, tr.394) a. Từ năm 1989, Liên Xô và Mỹ không còn tình trạng cạnh tranh với nhau. b. Từ năm 1989, Mỹ và Liên Xô đã hợp tác với nhau để giải quyết những tranh chấp quốc tế và xung đột quân sự. c. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô đã thi hành chính sách tiêu cực đối với phong trào giải phóng dân tộc. d. Khi Chiến tranh kết thúc, nhiều cuộc xung đột trên thế giới được giải quyết bằng phương pháp hòa bình

Xem chi tiết 22 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “ Trước tình hình các nước đồng minh của Mỹ đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự nhằm bao vây và chuẩn bị tấn công Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước Albania, Bulgaria, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Tiệp Khắc đã tổ chức hội nghị ở Vácsava từ ngày 14 tháng 5 năm 1955 để cùng nhau thỏa thuận và ký kết một liên minh phòng thủ quân sự, chính trị. Đây là bản hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ nhằm duy trì hòa bình, an ninh châu Âu, củng cố tình đoàn kết và liên kết sức mạnh của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa”. (Ngô Minh Oanh, 100 năm cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội - Từ hiện thực đến quy luật, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 90-91) a. Theo đoạn tư liệu trên, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập một liên minh phòng thủ toàn diện ở châu Âu. b. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự. c. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời đã tạo được thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản đế quốc. d. Hiệp ước Vácsava ra đời đã ngăn chặn được tình trạng đối đầu căng thẳng đối với Mỹ.

Xem chi tiết 31 lượt xem 3 tuần trước

Đọc đoạn tư liệu sau: “Năm 1949, Mỹ và các nước Tây Âu thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thực hiện thế bao vây, cô lập và tấn công Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội. Liên Xô đã nhanh chóng vạch trần âm mưu của Mỹ và các nước đế quốc. Trong Bị vong lục gửi các thành viên của NATO ngày 31/3 và ngày 04/4/1949, Chính phủ Liên Xô đã chỉ rõ “Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hoàn toàn không có gì liên quan đến mục đích tự vệ của các nước thành viên, những nước không bị ai đe dọa và không ai cóy định tấn công. Trái lại, Hiệp ước này mang tính chất xâm lược rất rõ ràng và nhằm chống lại Liên Xô”. (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2007), NATO trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1941-1991), Nxb Quân đội Nhân dân, tr.53-54) a. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là công cụ để Mỹ mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế giới. b. NATO ra đời là sự chuẩn bị một cuộc chiến tranh mới chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. c. NATO đi ngược lại hiến chương Liên hợp quốc nên Liên hợp quốc đã ra lệnh xóa bỏ NATO. d. NATO là liên minh quân sự đầu tiên được hình thành trên phạm vi toàn thế giới.

Xem chi tiết 31 lượt xem 3 tuần trước

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Đọc đoạn tư liệu sau: Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Mỹ Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, chính thức đưa ra "học thuyết Truman". Theo Truman thì các nước Đông Âu "vừa mới bị Cộng sản thôn tính" và những đe doạ tương tự đang diễn ra trên nhiều nước khác. Ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả ở Đức nữa. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra "đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do", phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại "sự đe doạ" của chủ nghĩa Cộng sản, chống lại sự "bành trướng" của nước Nga giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mỹ Truman đã phát động "cuộc Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa”. (Vũ Dương Ninh, Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.303-304) a. Mỹ là nước phát động Chiến tranh lạnh nên mang tính phi nghĩa. b. Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. c. Học thuyết Truman đã khởi đầu cho tình trạng Chiến tranh lạnh. d. Học thuyết Truman đã chính thức xác lập trật tự thế giới hai cực Ianta.

Xem chi tiết 22 lượt xem 3 tuần trước