Danh sách câu hỏi

Có 1787 câu hỏi trên 36 trang
a) Từ thông tin 1, em hãy cho biết, để bảo vệ hoà bình, nhân dân Việt Nam đã thực hiện những biện pháp nào. b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết, việc quân đội Mỹ rải chất độc hoá học xuống Việt Nam đã để lại những hậu quả nào. Từ những hậu quả đó, em hãy làm rõ sự cần thiết của việc bảo vệ hoà bình. c) Em hãy cho biết để bảo vệ hoà bình cần phải thực hiện các biện pháp nào. Thông tin 1. Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. (Theo Hồ Chi Minh Toàn tập, tập 4 (2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 534) Thông tin 2. Trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19 000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít các chất độc hoa học, trong đó có 366 kg đi-ô-xin trong 3 735 ngày xuống gần 26 000 thôn, làng Việt Nam đã làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc đi-ô-xin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Cùng với đó, nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục xảy ra cho những thế hệ con cháu của những người bị phơi nhiễm chất độc da cam. (Theo Nỗi đau da cam (2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội)
a) Em hãy cho biết sự kiện Việt Nam và Hoa Kì kí kết Hiệp định Pari đã đem lại những thay đổi gì cho dân tộc Việt Nam? Theo em, những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thời kì chiến tranh chống Mỹ cứu nước? b) Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, hoà bình là gì? Thông tin. Ngày 27/01/1973 tại Pari, Thủ đô nước Cộng hoà Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Hoa Kì, và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã kí chính thức “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”. Hiệp định đã nêu rõ, Hoa Kì và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kì chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình, thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Với việc Hiệp định được kí kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rất vẻ vang. Đây là thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc kế tiếp nhau ròng rã hơn ba mươi năm trên đất nước ta đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Đồng bào miền Nam nhất định sẽ cùng nhau đoàn kết, thương yêu nhau như con một nhà, xoá bỏ thù hằn nghi kị, không phân biệt giàu nghèo, chính kiến, tôn giáo, dân tộc, chung lòng, chung sức đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện độc lập thật sự, thực hiện các quyền tự do dân chủ và hoà hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 443-447)
a) Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp hợp trên? b) Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào? c) Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ. Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch: “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được". Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: "Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng".
a) Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó. b) Em hãy nêu một ví dụ về công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thiếu sự công bằng trong trường hợp này thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? BA CHIẾC BA LÔ Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác thường có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói: - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào ba chiếc ba lô, Bác còn hỏi thêm: - Các chú đã chia đều rồi chứ? Hai đồng chí trả lời: - Thưa Bác, rồi ạ! Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân. Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên. - Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói: - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô. (Theo Nguyễn Văn Khoan (2007), Bác Hồ - Con người & phong cách, NXB Trẻ, HCM, trang 103-104)
a) Em hãy xác định việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những việc làm đó. b) Em hãy nêu một số trường hợp thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống và đưa ra nhận xét cho mỗi trường hợp. NGÔ SĨ LIÊN - NGƯỜI VIẾT SỬ NỔI TIỀNG Ngô Sĩ Liên là người huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông là nhà sử học nổi tiếng, làm quan dưới ba triều đại nhà Lê. Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên gắn với cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, là cuốn sách được biên soạn để khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên. Trong quá tình biên soạn, một mặt, Ngô Sĩ Liên đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không còn gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý ... ". Tài viết sử của Ngô Sĩ Liên được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, khuyến khích răn đe công luận rõ ràng. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của ông thẳng thắn, công tội phân minh, ông bình luận về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu còn có thiếu sót ... ".  (Theo Đỗ Văn (2023), Kể chuyện Danh nhân Việt Nam, NXB Thanh niên, HN, trang 112-114)
a) Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó? b) Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung. Thông tin 1. “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn không chỉ cho thấy một trang sử hào hùng của dân tộc mà còn mang đến cảm nhận sâu sắc về truyền thống khoan dung của cha ông ta: "Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng. Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng; Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh. Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc; Vương Thông, Mã Anh phát cho vai nghìn cỗ ngựa, về đến nước ma vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng; Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức". (Theo Bùi Văn Nguyên (Chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.64) Thông tin 2. Trong “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ." (Theo Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 10-11)
a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên. c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên. Thông tin Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1960, tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ ... Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây: - Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà. - Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí. - Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân". (Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, HN, tr. 106)
a) Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó? b) Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên? c) Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì? Thông tin Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội, chị xung phong vào công tác ở chiến trường B. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và hi sinh lúc chưa đầy 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề. Một trong những kỉ vật chị để lại là hai cuốn nhật kí. Trang đầu cuốn nhật kí, Đặng Thuỳ Trâm đã ghi những dòng nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người". Những trang tiếp theo, chị viết về những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các thương bệnh binh. "20.7.68 Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất và. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất và và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe doạ chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại, ... Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.” (Theo Đặng Kim Trâm và Vương Trí Nhàn (2005), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn, HN, trang 64, 65)