Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 15)

  • 47499 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn.

Chọn: A.


Câu 2:

Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.

- Vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí, tương đương 22,224 km (12 hải lí x 1852m = 22224 m = 22,224 km)

- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí sẽ có phạm vi từ 22,224km đến 44,448km.

=> Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta.

Chọn D.


Câu 3:

Ưu thế về nghề cá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hơn vùng Bắc Trung Bộ là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tất cả các tỉnh duyên hải miền Trung đều giáp biển, có nhiều vũng vịnh và các dòng biển chạy ven bờ, tuy nhiên duyên hải Nam Trung Bộ lại có những ngư trường thủy sản trọng điểm như Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa. Bắc Trung Bộ không có ngư trường trọng điểm lớn của nước ta

=> chọn A


Câu 4:

Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất Đông Nam Á là?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tỉ lệ thị dân của Đông Nam Á không cao so với thế giới, tuy nhiên ở khu vực này có Singapore là quốc đảo với diện tích nhỏ, ngành kinh tế chính là dịch vụ nên 100% dân số của quốc gia này là dân thành thị

=> Chọn D


Câu 5:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

    Tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc. Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”, hay nói cách khác cơ hội dân số ‘vàng’ xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.

    Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng và dự báo thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 năm (từ năm 2010 – 2040). Sự xuất hiện yếu tố “cơ cấu dân số vàng” được xem là một cơ hội tốt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một khi phát huy được những ưu thế của nguồn nhân lực.

    Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân số, nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho rằng có 4 nhóm chính sách quan trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng, đó là:

- Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo.

- Nhóm chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực.

- Nhóm chính sách dân số, gia đình và y tế.

- Nhóm chính sách an sinh xã hội.

(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2010, Báo cáo: Tận dụng cơ hội dân số ‘vàng’ ở Việt Nam. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách)

Cơ cấu ‘‘dân số vàng‘‘ xuất hiện khi

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1

Giải chi tiết:

Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”.

Chọn C.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

4.5

Đánh giá trung bình

78%

22%

0%

0%

0%

Nhận xét

1 năm trước

Độ Nguyễn

N

1 năm trước

Ngọc Nguyễn

Rất hay!!!
1

1 năm trước

10 Võ Quang Huy

1 năm trước

Phạm Đăng Khoa

p

6 tháng trước

phạm mai

O

5 tháng trước

Oanh Phung

T

2 tháng trước

Tài Lương

C

1 tháng trước

C01 - 35 - Huỳnh Thanh Thuận

T

4 tuần trước

Trần Ngọc Bảo Tâm

Bình luận


Bình luận