Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 8)

  • 6542 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

- Tính số mol của Zn, N2

- So sánh thấy necho=2nZn>nenhan=10nN2  → Sản phẩm khử có chứa NH4NO3

- Viết các quá trình oxi hóa - khử, áp dụng định luật bảo toàn electron tính được số mol NH­4NO3

- Xác định thành phần của muối trong dung dịch sau phản ứng từ đó tính khối lượng muối.

Giải chi tiết:

nZn=1365=0,2(mol);nN2=0,44822,4=0,02(mol)

Ta thấy: necho=2nZn=0,4(mol)>nenhan=10nN2=0,2(mol) Sản phẩm khử có chứa NH4NO3

Quá trình cho - nhận e:

Zn0Zn+2+2e                        2 N+5+10e2 N0(N2)

                                             2 N+5+8e N3(NH4NO3)

Áp dụng bảo toàn e: 2nZn=10nN2+8nNH4NO32.0,2=10.0,02+8nNH4NO3nNH4NO3=0,025(mol)

Muối trong dung dịch X gồm: 0,2 mol Zn(NO3)2 và 0,025 mol NH4NO3

→ m muối = 0,2.189 + 0,025.80 = 39,8 gam


Câu 2:

Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về axit H3PO4.

Giải chi tiết:

Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng:

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 ↑  + H2O


Câu 3:

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

- Khi nhỏ từ từ H+ vào hỗn hợp {CO32-; HCO3-} thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự:

(1) H+ + CO32- → HCO32-

(2) H+ + HCO3- → H2O + CO2

- Tính toán theo các PT ion để xác định thể tích khí CO2 thu được.

Giải chi tiết:

nH+=nHCl=0,2(mol)

nCO32=nNa2CO3=0,15(mol)

nHCO3=nNaHCO3=0,1(mol)

Khi nhỏ từ từ H+ vào hỗn hợp {CO32-; HCO3-} thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự:

(1) H+   +   CO32- → HCO32-

     0,15 ← 0,15 →    0,15     (mol)

Lúc này: nH+=0,20,15=0,05(mol);nHCO32=0,1+0,15=0,25(mol)

(2) H+ + HCO3- → H2O + CO2

   0,05 → 0,05 →             0,05  (mol)

→ V = 0,05.22,4 = 1,12 lít


Câu 4:

Dãy nào cho dưới đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

- Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion không phản ứng với nhau.

- Phản ứng trao đổi ion chỉ xảy ra khi tạo thành ít nhất 1 trong 3 loại chất: kết tủa, khí, chất điện li yếu.

Giải chi tiết:

A sai vì có phản ứng: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

B sai vì có phản ứng: 2H+ + CO32- → H2O + CO2; Ag+ + Br- → AgBr ↓; …

C sai vì có phản ứng: NH4+ + OH- → NH3 ↑ + H2O

D đúng


Câu 5:

Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về cacbon.

Giải chi tiết:

Tủ lạnh dùng lâu có mùi hôi, ta có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than gỗ (xốp) để khử mùi hôi đó là do than gỗ có khả năng hấp phụ cao nên hấp phụ mùi hôi của tủ lạnh.


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận