Thi Online [Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có lời giải (20 đề)
Đề số 3
-
8948 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
- Đáp án A loại vì hầu như Mĩ không bị thiệt hại bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án B loại vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có lúc khủng hoảng, suy thoái nhưng Mĩ vẫn là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
- Đáp án D loại vì một trong những nguyên nhân giúp cho Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh là sản xuất và buôn bán vũ khí.
Chọn đáp án C
Câu 2:
Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ?
- Đáp án A loại vì việc thực hiện các cải cách dân chủ tiến bộ không phải là nhân tố hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Việc thực hiện cải cách dân chủ tiến bộ giúp ổn định tình hình chính trị - xã hội, góp phần tạo điều kiện cho các nước này khôi phục kinh tế.
- Đáp án B loại vì lúc này yêu cầu bức thiết là phải khôi phục nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc trở lại xâm lược thuộc địa cũ chỉ là 1 nguyên nhân giúp cho các nước tư bản Tây Âu giảm bớt gánh nặng kinh tế sau khi bị chiến tranh tàn phá, đây không phải là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án C chọn vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề và chính nhờ có sự viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan mà các nước Tây Âu có điều kiện để khôi phục kinh tế.
- Đáp án D loại vì việc củng cố chính quyền giúp ổn định tình hình chính trị, xã hội nhưng nếu không có sự viện trợ của Mĩ thì các nước Tây Âu không thể khôi phục được nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bới chiến tranh.
Câu 3:
Đâu là nguyên nhân chung cơ bản dẫn đến 3 trung tâm kinh tế tài chính Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản khủng hoảng suy thoái kéo dài trong giai đoạn 1973 - 1991?
Nguyên nhân chung dẫn đến 3 trung tâm kinh tế tài chính Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản khủng hoảng suy thoái kéo dài trong giai đoạn 1973 -1991 là do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Cụ thể:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mĩ khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982. Từ năm 1983 mới bắt đầu phục hồi nhưng tỉ trọng của nền kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Câu 4:
Việc tìm cách trở lại các thuộc địa cũ sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Tây Âu đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Việc tìm cách trở lại các thuộc địa cũ sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Tây Âu đã ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
- Đáp án A chọn vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để giảm bớt gánh nặng kinh tế do bị chiến tranh tàn phá nặng nề cũng như phục vụ cho mục đích chính trị của mình, các nước Tây Âu đã tìm cách quay trở lại xâm lược thuộc địa cũ của mình. Trong đó, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Việc quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ ấy kéo dài suốt 9 năm (1946 – 1954).
- Đáp án B loại vì Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 dưới sự giúp đỡ của thực dân Anh. Để tiện cho việc đem quân ra Bắc mà không vấp phải sự chống cự của ta thực dân Pháp đã kí bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 với ta, trong đó có điều khoản: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Đáp án C loại vì bắt đầu từ năm 1949, Mĩ mới có các hoạt động can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua sự viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.
- Đáp án D loại vì ta tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 những lúc này chưa có nước nào công nhận nền độc lập của ta và việc Pháp quay trở lại xâm lược đã buộc nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của mình.
Câu 5:
Những thắng lợi nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
Những thắng lợi nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla năm 1975 trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Bài thi liên quan:
Đề số 1
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 2
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 4
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 5
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 6
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 7
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 8
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 9
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 10
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 11
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 12
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 13
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 14
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 15
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 16
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 17
40 câu hỏi 50 phút
Đế số 18
40 câu hỏi 50 phút
Đề số 19
40 câu hỏi 50 phút
Đế số 20
40 câu hỏi 50 phút
Các bài thi hot trong chương:
Đánh giá trung bình
67%
33%
0%
0%
0%
Nhận xét
1 năm trước
Xuân Quỳnh
1 năm trước
Dung Nguyễn
1 năm trước
Lê Đức Anh