Danh sách câu hỏi ( Có 31,350 câu hỏi trên 627 trang )

Cho thông tin sau: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình phức tạp của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ khiến cho khí hậu ở đây có nét khác biệt so với hai miền còn lại của nước ta. Sự giảm đi một nửa tần số frông cực xâm nhập vào khu vực Tây Bắc so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sự suy yếu và biến tính mạnh các khối khí cực đới khi di chuyển xuống phía nam đã làm tăng tính chất của miền, biểu hiện rõ rệt khi so sánh nhiệt độ tháng 1. So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thì miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn 20C và nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn 4 -50C. a)  Nhiệt độ trung bình năm ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu do nhân tố vị trí địa lí, địa hình và gió. b)  Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh đầu mùa hạ do ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Nam. c)  Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. d)  Tính chất nhiệt đới của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần về phía nam chủ yếu do sự suy yếu của gió mùa Đông Bắc và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

Xem chi tiết 1.3 K lượt xem 1 tháng trước

Cho thông tin sau: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2021, vùng chiếm hơn 50% diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của cả nước. Nông nghiệp của vùng được phát triển theo hướng sinh thái bền vững, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh và hữu cơ. a)  Áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường để phát triển các mô hình kinh tế xanh, bền vững trên từng địa bàn là hướng phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long. b)  Diện tích, năng suất lúa, sản lượng lương thực, xuất khẩu lương thực và bình quân lương thực đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu cả nước. c)  Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mật độ dân số đông nhất cả nước nên nhu cầu lương thực, thực phẩm rất lớn. d)  Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang có các giải pháp phù hợp trong sử dụng cải tạo tự nhiên, phát triển kinh tế để luôn là vùng có vai trò đặc biệt với cả nước.

Xem chi tiết 353 lượt xem 1 tháng trước

Cho thông tin sau: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, có vùng biển rộng lớn bao quanh ba phía với tài nguyên biển dồi dào. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nhiều thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải đối mặt với không ít khó khăn như diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô, biến đổi khí hậu... Vì vậy, việc sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng đòi hỏi phải đi đôi với cải tạo. a)  Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp và du lịch. b)  Để sử dụng hợp lí đất phèn, đất mặn cần làm tốt công tác thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững. c)  Con người khai thác tự nhiên quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. d)  Để ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động phòng chống bão và sạt lở bờ biển.

Xem chi tiết 458 lượt xem 1 tháng trước

Cho thông tin sau: Ngành du lịch ra đời từ năm 1960, thực sự phát triển từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch có vai trò ngày càng quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào GDP, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Ở nước ta hoạt động du lịch phân bố rộng khắp nhưng có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, cả nước tổ chức thành 7 vùng du lịch, mỗi vùng có những sản phẩm du lịch đặc trưng tạo ra những nét độc đáo thu hút khách du lịch. Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. a)  Từ sau đổi mới, hoạt động du lịch của nước ta phát triển mạnh chủ yếu do có tài nguyên du lịch đa dạng. b)   Sự phát triển của ngành du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. c)  Du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. d)  Những nơi đô thị hoá mạnh, đông dân sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững.

Xem chi tiết 1.3 K lượt xem 1 tháng trước