Danh sách câu hỏi
Có 74,962 câu hỏi trên 1,500 trang
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeS, CuO, FeS2 và FeCO3 (nguyên tố oxi chiếm 23,4833% về khối lượng và tỉ lệ khối lượng FeCO3 : FeS là 87 : 11) vào bình kín (thể tích không thay đổi) chứa 1,875 mol O2 (lấy dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình tăng 2% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chứa (1,8m + 30,08) gam hỗn hợp muối gồm Fe2(SO4)3, CuSO4 và 4,725 mol hỗn hợp khí CO2, SO2. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp X là
Hỗn hợp E gồm axit X (CnH2nO2), ancol Y (CmH2m+2Ox) và chất hữu cơ mạch hở Z (trong phân tử của Z chứa đồng thời các nhóm chức COOH, OH và COO). Đốt cháy hoàn toàn 21,18 gam E cần dùng 0,57 mol O2, thu được CO2 và 11,7 gam H2O. Nếu đun nóng 21,18 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 19,14 gam hỗn hợp F gồm hai muối cacboxylat và a mol ancol Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y cần dùng 2,5a mol O2, thu được 1,0 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
Để xác định thành phần của một chiếc đinh sắt đã bị oxi hóa một phần thành gỉ sắt (Fe2O3.nH2O), người ta tiến hành như sau:
- Bước 1: Hòa tan hoàn toàn đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (dùng gấp ba lần lượng cần phản ứng, giả thiết Fe chỉ phản ứng với axit), thu được 100 ml dung dịch X.
- Bước 2: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư và 20,0 ml dung dịch X, thu được 4,3115 gam kết tủa.
- Bước 3: Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,05M vào 10,0 ml dung dịch X đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,00 ml.
Giả thiết toàn bộ gỉ sắt tạo ra bám trên đinh sắt. Phần trăm khối lượng đinh sắt đã bị oxi hóa thành gỉ sắt là