Danh sách câu hỏi

Có 5917 câu hỏi trên 119 trang
* Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới: Chiếu cầu hiền tài Nguyễn Trãi           Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.           Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế. Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng. Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử , ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân, Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công, nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu? Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài. (Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000) Cho biết mục đích và đối tượng của bài chiếu.
Đọc văn bản Hà nội – phố và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hà nội – phố Gửi những người Hà Nội đi xa Phan Vũ 1. Em ơi! Hà Nội - phố!Ta còn em mùi hoàng lan.Ta còn em mùi hoa sữa.Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?Cọt kẹt bước chân quen.Thang gác thời gianMòn thân gỗ.Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ […] Khuôn mặt aiDừng trong khung cửa...Những phong thư bỏ quên trong hộc tủKhông tên người,Không tên phố.Người gửi không tên. Ta còn em chút vang động lặng im,Âm âm tiếng gọiTrong lòng phố... 2.Em ơi! Hà Nội - phốTa còn em một gốc cây,Một cột đèn.Ai đó chờ ai?Tóc cắt ngangXoã xoã bờ vaiKhung trời gió.Con đường như bỏ ngỏ...Ta còn em khăn choàng màu tím đỏThoáng qua...Khuôn mặt chưa quen.Bỗng xôn xao nỗi khổ.Mỗi góc phố một trang tình sử3.Em ơi! Hà Nội - phố!Ta còn em rì rào hạt nhỏ,Cơn mưa chợt đến trong chùm láVòm trên cao chuông hồi đổ,Nhà thờ Cửa Bắc,Tan chiều lễKinh cầu còn mãi ngân nga...Ta còn em đôi mắt buồnDõi cánh chim xa.Trên hè phốGã Trương Chi ôm ghi ta.Ngước lên cửa sổ,Có một ngày...Trống không ô cửa.Tiếng hát Trương Chi.Ngợi một số nhàTa con em chuyến tàu khuyaVề muộnVào ga...4.Em ơi! Hà Nội - phốTa còn em quả bóng lăn,Một mình,Trên sân cỏ.Cơn mưa đầyChiếc thuyền giấy Lang thang không bến đỗThằng bé qua tuổi thơ Bâng khuâng Vội vã Ta còn em cánh cửa sắtLâu ngày không mở.Nhà ai?Qua đó Nao nao nhớ tuổi học trò...Ta còn em dàn thiên lý chết khô!Những chùm hoa năm xưaThơm hò hẹn.Cuộc tình đầu ngọt lịm.Nụ hôn còn xanh mãi trên môi...5.Em ơi! Hà Nội - phốTa còn em chuỗi cười vừa dứtChút nắng vàng le lói vườn hoang,Vàng vàng cỏ.Cô gái khẽ buông rèm cửa,Anh chàng lệch diễu quaLời tỏ tình đêm qua dang dởTa còn em ngày vui cũTàn theo mùa hạ.Tiếng ghi ta Bập bùng tự sự,Đêm kinh kỳ Thủa ấy Xanh lơ... […] Hà Nội, tháng chạp 1972 (In trong tập Phan Vũ – Thơ, NXB Văn học 2008) a. Theo bạn, “em” và “ta” trong văn abnr trên nên được hiểu là ai? Hãy lí giải việc sử dụng từ “em” cho thấy điều gì trong cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả?